1. Hiểu đúng về hậu COVID
- Tất cả các mặt bệnh đều ít nhiều để lại di chứng. Những di chứng sau khi mắc bệnh để lại thì được gọi là hậu (hậu ở đây có thể là do bệnh để lại hoặc có thể do biến chứng của bệnh để lại).
- Tỷ lệ di chứng của mỗi loại bệnh là khác nhau. Có những mặt bệnh để lại di chứng với tỷ lệ rất cao, gặp ở hầu hết người bị bệnh như: Tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim... Tuy vậy, may mắn là số lượng người mắc những bệnh này lại chiếm tỷ lệ thấp. Do đó ta không nhận thức được nguy hiểm/nguy cơ trước đó.
Hoặc một mặt bệnh tiềm tàng với tỷ lệ phơi nhiễm (tỷ lệ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh) rất cao tại Việt Nam là viêm gan B. Nhưng không phải ai bị phơi nhiễm với virus viêm gan B cũng mắc bệnh, bị bệnh và để lại di chứng (theo nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ phơi nhiễm của cộng đồng người Việt Nam với viêm gan B dao động từ 10 - 20%. Tức 100 người sống thì có từ 10/20 người trong đời đã từng phơi nhiễm với virus viêm gan B với 90% chuyển sang mạn tính mà không hoặc chưa biểu hiện ra bệnh (người bị viêm gan B mạn tính là người có xét nghiệm HbsAg +). Biến chứng của viêm gan B vô cùng nặng nề (xơ gan, ung thư gan...).
Có những mặt bệnh để lại di chứng với tỷ lệ rất cao, gặp ở hầu hết người bị bệnh như: Tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim...
- Còn COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm mới, tỷ lệ lây lan rất nhanh. Cho đến hiện tại, Việt Nam đã có ít nhất 4,8 triệu người đã nhiễm bệnh. Theo báo cáo của WHO thì tỷ lệ di chứng gặp phải của bệnh là khoảng 20 - 60% (tùy nghiên cứu, chưa đồng bộ). Nhưng chủ yếu là các di chứng nhẹ như: Rối loạn giấc ngủ, hồi hộp đánh trống ngực, ho khan, tức ngực... Biến chứng nặng nề nhất hay được nhắc tới là MIS (hội chứng suy giảm đa cơ quan) gặp với tỷ lệ rất thấp. Tại Mỹ tỷ lệ này là 1/4.000 trẻ mắc bệnh và may mắn là vaccine giúp làm giảm hơn nữa tỷ lệ mắc MIS và các thể nặng khác của bệnh.
2. Khám hậu COVID
- Bình thường việc khám sức khỏe định kỳ là rất tốt. Không chỉ sau 1 đợt bệnh mà định kỳ đi khám sàng lọc sức khỏe để tìm ra các yếu tố tiềm tàng của bệnh nhằm ngăn ngừa.
Ngoài ra, sau bất cứ 1 đợt bệnh nào, bạn cũng nên đi khám kiểm tra sức khoẻ.
- Bạn sẽ được khám gì?
+ Kiểm tra chức năng gan/thận... và các cơ quan liên quan.
+ Chụp chiếu kiểm tra chứng năng phổi, siêu âm sàng lọc cơ bản các cơ quan...
+ Tư vấn của các chuyên gia.
- Sau COVID cần kiểm tra gì?
+ Nếu không có dấu hiệu gì bất thường: Bạn có thể cân nhắc đi kiểm tra sức khỏe thông thường như 1 kiểm tra định kỳ. Thời gian tùy bạn sắp xếp nhưng không muộn hơn 6 tháng từ khi phơi nhiễm (kiểm tra sức khỏe định kỳ không phải là khám bắt buộc).
+ Nếu có dấu hiệu BẤT THƯỜNG: Sau nhiễm bệnh, bạn thấy có những dấu hiệu bất thường như sau:
Ho khan/tức ngực kéo dài 1 vài tuần.
Đau đầu liên tục kéo dài.
Đau bụng/ngực.
Đặc biệt khi có các dấu hiệu sau, cần đi khám ngay lập tức:
Nôn/ Ho ra máu, đi ngoài phân đen.
Sốt cao liên tục (sốt cao liên tục sau mắc bệnh >5 ngày cũng cần phải khám).
Với trẻ em, cần phải đưa trẻ đi khám ngay khi có các triệu chứng sau:
Trẻ sốt cao liên tục > 38,5 độ C, kèm theo có các dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa (nôn, tiêu chảy, đau bụng), phát ban trên da, mắt đỏ, môi đỏ khô nứt, họng đỏ.
Trẻ có các dấu hiệu bệnh nặng như: Thay đổi ý thức (vật vã, kích thích, ngủ gà, li bì), mạch nhanh, tay chân lạnh, khó thở, mệt mỏi. Kể cả với di chứng nặng nề như hội chứng MIS nếu được phát hiện sớm, kịp thời vẫn điều trị và cứu chữa được.
Hậu COVID-19 cũng như các bệnh khác gặp phổ biến nhưng không phải là không điều trị được
3. Lời khuyên của thầy thuốc
- Hậu COVID cũng như các bệnh khác: Gặp phổ biến nhưng không phải là không điều trị được và hầu hết thể nhẹ tự khỏi được với các phương pháp luyện tập thông thường sau:
- Vận động thể thao.
- Tập thở.
- Ăn, ngủ đủ và lành mạnh, đúng giờ (tập thiền cũng là 1 gợi ý).
- Lắng nghe cơ thể, nếu thấy có bất ổn thì đi khám kiểm tra.
- Tìm hiểu bệnh tật trên các kênh/trang thông tin chính thống, tin cậy.
Tiêm vaccin là phương pháp hiệu quả nhất phòng bệnh và biến chứng nặng của bệnh.
Hoang mang, lo lắng không giải quyết được bệnh tật. Hãy bình tĩnh, thoải mái tư tưởng mới là yếu tố cốt lõi để phòng/chống và điều trị bệnh.