Rối loạn nhận thức có thể khiến người bệnh trở thành gánh nặng
Theo thống kê, mỗi năm trên thế giới có khoảng 24 triệu người có các biểu hiện từ nhẹ đến nặng của chứng rối loạn nhận thức. Đặc biệt, sau hơn 2 năm diễn ra dịch Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới đã công bố về hội chứng hậu Covid-19 với hơn 200 triệu chứng có liên quan, nhưng phổ biến hay gặp nhất là 3 triệu chứng mệt mỏi, khó thở và rối loạn nhận thức. Như vậy, Covid-19 đã góp phần gia tăng số người mắc chứng rối loạn nhận thức trong khi con số về người mắc chứng bệnh này hàng năm không nhỏ.
Rối loạn nhận thức ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, công việc của người bệnh và có thể khiến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Rối loạn nhận thức gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người bệnh. Người mắc chứng rối loạn nhận thức thường bị suy giảm trí nhớ ở mức độ từ nhẹ đến nặng. Ở mức độ nhẹ, người bệnh thường hay quên những sự việc hàng ngày như quên chìa khoá, quên số điện thoại, quên thực hiện kế hoạch trong ngày… Ở mức độ nặng hơn, người bệnh bị suy giảm trí nhớ tức thì, nói trước quên sau, quên thông tin vừa được đề cập trong thời gian ngắn… Những điều này khiến cho cuộc sống của người bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ (rủi ro cháy nhà, an toàn về điện, đi lạc, làm mất đồ…), ảnh hưởng đến công việc của người bệnh và các thành viên trong gia đình.
Rối loạn nhận thức còn khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ. Họ thậm chí không gọi tên được đồ vật quen thuộc, dùng từ lặp đi lặp lại, diễn đạt vòng vo… gây trở ngại trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của bệnh nhân. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể mất khả năng tự chăm sóc mình nếu bị rối loạn trong thao tác dẫn đến quên cả cách sử dụng đồ vật thông thường, không biết cách chăm sóc bản thân trong sinh hoạt hàng ngày (tắm rửa, mặc quần áo, vệ sinh, ăn uống…) và trở thành gánh nặng cho các thành viên khác trong gia đình.
Làm thế nào giúp người thân cải thiện chứng rối loạn nhận thức?
Người bị rối loạn nhận thức thường có những suy nghĩ tiêu cực, buồn chán, thậm chí có thể dẫn tới trầm cảm. Lúc này, người thân có vai trò rất quan trọng giúp người bệnh thoát khỏi sự hoang mang, sợ hãi. Người thân nên tìm hiểu về chứng bệnh để có những chia sẻ đúng mức, động viên, khích lệ tinh thần giúp người bệnh lạc quan, có động lực điều trị, phục hồi để thoát khỏi chứng bệnh.
Những việc người thân có thể làm để giúp người bệnh mắc chứng rối loạn nhận thức cải thiện tình trạng bệnh của mình:
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý: Rối loạn nhận thức là sự suy giảm chức năng của các tế bào não ở khu vực nhận thức. Vì vậy, việc bổ sung dưỡng chất cho não là yếu tố tiên quyết giúp cải thiện tình trạng bệnh. Chế độ ăn của người bệnh nên chú ý đến các loại thực phẩm bổ não, chứa các thành phần oxy hoá, chứa các loại acid béo tốt cho sức khỏe, giàu vitamin và năng lượng như các loại rau xanh, rau mầm, các loại hạt ngũ cốc, cá hồi…
Khuyến khích giao tiếp, tham gia các hoạt động xã hội: Người thân nên tạo điều kiện cho người bệnh giao tiếp với người xung quanh, tham gia các hoạt động xã hộ, gặp gỡ những người bạn cũ, đồng nghiệp để khơi gợi lại những ký ức cũ, kích thích phục hồi trí nhớ. Đây cũng là cách khiến người bệnh khuây khỏa, vui vẻ hơn.
Lá Ginkgo Biloba được chuẩn hoá (EGb 761) có thành phần tiêu chuẩn theo khuyến cáo của WHO.
Lá Ginkgo Biloba được chuẩn hoá (EGb 761) được sử dụng từ rất lâu đời trong việc cải thiện trí nhớ. Lá Ginkgo Biloba có vai trò bảo vệ thần kinh, có lợi trên lưu lượng máu não, hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu não, hỗ trợ giảm các biểu hiện do thiểu năng tuần hoàn não. Ngoài ra, lá Ginkgo Biloba được chuẩn hoá (EGb 761) còn cải thiện được vấn đề tâm lý - tâm thần (lo âu, mất ngủ) ở người suy giảm nhận thức nhẹ.
Bên cạnh đó, lá Ginkgo Biloba được chuẩn hoá (EGb 761) cũng giúp tăng cường trí nhớ, tăng cường hoạt động về nhận thức lẫn tinh thần ở người lớn tuổi hoàn toàn khỏe mạnh. Đối với người khỏe mạnh, chiết xuất lá Ginkgo Biloba được chuẩn hoá (EGb 761) cũng giúp tăng khả năng tập trung chú ý và ghi nhớ nhiều hơn. Đây là một giải pháp hiệu quả trong cải thiện và phòng ngừa chứng rối loạn nhận thức do hậu Covid-19 và các nguyên nhân khác.