Một phần của tỏi nhiều người hay bỏ nhưng lại có tới 6 thành phần giúp bảo vệ tim mạch và chống lão hóa thần kỳ

Tỏi là loại thực phẩm quen thuộc thường dùng nhưng nhiều người đang vô tình bỏ đi những phần chứa nhiều dưỡng chất quan trọng cho cơ thể.

Tác dụng của vỏ lụa tỏi

Theo Tiến sĩ Marilyn Glenville, tỏi là một trong những loại thực phẩm được khuyến cáo không nên bóc lớp vỏ lụa. Vì lớp vỏ này có chứa tới 6 loại chất chống oxy hóa, flavonoid phenylpropanol trong số đó được cho là có tác dụng chống lão hóa và bảo vệ tim.

Một phần của tỏi nhiều người hay bỏ nhưng lại có tới 6 thành phần giúp bảo vệ tim mạch và chống lão hóa thần kỳ - Ảnh 1.

Cùng với đó, việc băm nhỏ tỏi cũng có lợi hơn trong việc tăng cường khả năng miễn dịch. Chất allicin được phát hiện trong tỏi có tác dụng tăng cường miễn dịch, khử trùng, ngăn ngừa ung thư đại trực tràng và ngăn ngừa các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, cần phải cắt nhỏ tỏi thì allicin mới có thể chuyển hóa thành alliin và alliinase có lợi cho sức khoẻ.

Không chỉ vậy, để thu được nhiều allicin nhất cần để tỏi được tiếp xúc với không khí. Sau khi băm nhuyễn, để yên tỏi trong hơn 10 phút sẽ giúp enzyme hoạt động hoàn toàn và sản xuất nhiều allicin hơn.

Vì allicin sẽ bị phân hủy và phá hủy trong môi trường 50 đến 60 độ nên ăn tỏi sống sẽ tốt hơn để giữ lại hết chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, những người mắc bệnh về đường tiêu hóa không nên ăn sống.

5 lợi ích của tỏi

Một tép tỏi nhỏ khoảng 3 gram chỉ khoảng 4,5 calo nhưng chứa nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khoẻ như Mangan, Vitamin B6, Vitamin C, Selenium ... Nhiều nghiên cứu cho biết tỏi có chứa hơn 100 thành phần chăm sóc sức khoẻ, giá trị dinh dưỡng thậm chí còn cao hơn nhân sâm.

Lợi ích của tỏi chủ yếu đến từ các hợp chất lưu huỳnh được hình thành sau khi băm hoặc nhai tép tỏi, đặc biệt là allicin. Nhiều nghiên cứu xác nhận, các sunfua này dẫn đến những lợi ích sau:

1. Chống viêm, ngừa cảm lạnh

Một phần của tỏi nhiều người hay bỏ nhưng lại có tới 6 thành phần giúp bảo vệ tim mạch và chống lão hóa thần kỳ - Ảnh 2.

Một nghiên cứu được công bố tại Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) đã chỉ ra rằng sunfua có trong tỏi có tác dụng chống viêm. Nếu khớp hoặc cơ bị viêm, có thể thử bôi dầu tỏi lên các khớp cũng như những vùng chịu ảnh hưởng xung quanh.

Cùng với đó, một nghiên cứu kéo dài 12 tuần cho thấy việc bổ sung tỏi hàng ngày giúp giảm 63% số lần cảm lạnh và 70% thời gian của các triệu chứng cảm lạnh bởi trong tỏi có chứa thành phần giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Chính vì vậy, những người dễ bị cảm lạnh, ảnh hưởng bởi thời tiết nên sử dụng tỏi thường xuyên hơn.

2. Điều hoà huyết áp

Tỏi cũng có tác dụng hạ huyết áp và bảo vệ động mạch. Bởi hồng cầu có thể chuyển hóa sunfua trong tỏi thành hydro sulfide làm giãn mạch máu, điều hoà huyết áp. Việc bổ sung khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày có thể giúp những người cao huyết áp cải thiện đáng kể sức khoẻ.

3. Giảm cholesterol

Một phần của tỏi nhiều người hay bỏ nhưng lại có tới 6 thành phần giúp bảo vệ tim mạch và chống lão hóa thần kỳ - Ảnh 3.

Việc bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể giúp giảm cholesterol toàn phần và cholesterol "xấu" trong cơ thể khoảng 10 đến 15%.

Đặc biệt, tỏi có chứa allicin và carotenoid đặc biệt, giúp giảm cholesterol và độ nhớt của tiểu cầu, tăng khả năng chống oxy hóa trong cơ thể, có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch và chống ung thư.

4. Ngăn ngừa chứng mất trí nhớ

Bổ sung tỏi trong khẩu phần ăn mỗi ngày có thể làm tăng enzym chống oxy hóa của cơ thể và giảm đáng kể stress oxy hóa ở bệnh nhân cao huyết áp, ngăn ngừa bệnh tật. Kết hợp tác dụng giảm cholesterol, hạ huyết áp, tỏi sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh về não như bệnh Alzheimer và chứng mất trí nhớ.

Một phần của tỏi nhiều người hay bỏ nhưng lại có tới 6 thành phần giúp bảo vệ tim mạch và chống lão hóa thần kỳ - Ảnh 4.

5. Giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm

Tác dụng diệt khuẩn của tỏi còn có thể giúp phòng tránh ngộ độc thực phẩm. Bởi tỏi có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn thường sinh sôi trong thực phẩm như Escherichia coli (E.coli) và Salmonella.

Đồng thời, tỏi rất giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng khuẩn nên có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn trên da. Tuy nhiên, chúng cũng có thể gây ra các hiện tượng kích ứng nên cần tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ khi sử dụng.

Một số lưu ý khi sử dụng tỏi

Tỏi được cho là chứa những dưỡng chất quý không kém nhân sâm, tuy nhiên, sử dụng quá nhiều tỏi có thể gây hôi miệng.

Ngoài ra, chất allicin trong tỏi có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, ăn quá nhiều có thể gây đau dạ dày, đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy.

Những người bị rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông máu cũng nên tham khảo ý kiến ​​​​bác sĩ trước khi quyết định có nên tăng lượng tỏi ăn hay không.

Nguồn: edh.tw