Theo BS Lê Minh Thọ, có một số trường hợp đặc biệt sau đây KHÔNG nên tiêm vắc xin HPV:
- Nam giới có dị ứng nặng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin (ví dụ như polymyxin B, neomycin).
- Nam giới đang bị bệnh cấp tính nặng, có triệu chứng sốt cao, cần chờ khỏi bệnh mới có thể tiêm.
Đối tượng nam giới có thể tiêm vắc xin HPV là:
- Nam giới từ 9 đến 26 tuổi, không có chống chỉ định về sức khỏe.
- Nam giới từ 27 đến 45 tuổi cũng có thể tiêm vắc xin nếu chưa nhiễm HPV và theo chỉ định của bác sĩ.
Vắc xin HPV đặc biệt có hiệu quả cao nếu tiêm trước khi tiếp xúc với virus HPV.

BS Thọ cho biết thêm nếu không tiêm vắc xin HPV, nam giới vẫn có thể áp dụng một số biện pháp để giảm nguy cơ nhiễm HPV:
- Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục giúp giảm nguy cơ lây nhiễm HPV, mặc dù không bảo vệ hoàn toàn.
- Giảm số lượng bạn tình: Quan hệ với ít bạn tình hơn sẽ giảm khả năng tiếp xúc với virus HPV.
- Tăng cường hệ miễn dịch: Duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên để hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại virus tốt hơn.
Tuy nhiên, tiêm vắc xin HPV vẫn là phương pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh do HPV gây ra.