Tiểu Ngô (tên do tác giả đặt) năm nay 13 tuổi, đang học tại 1 trường trung học cơ sở tại khu vực phía Bắc Trung Quốc. Đang trong giai đoạn chuẩn bị thi học kỳ nên cậu rất bận rộn với lịch học kín mít từ sáng tới tận khuya. Ngoài việc học chính trên lớp, tự học ở nhà, Tiểu Ngô còn phải đến các trung tâm học thêm vào buổi tối.
Ảnh minh họa
Cách đây 2 ngày, đang ngồi trong lớp luyện thi buổi tối thì cậu đột nhiên cảm thấy ngứa mũi, buồn hắt hơi liên tục. Lúc đầu, không nhịn nổi nên cậu vô tình hắt xì 1 cái rõ to, khiến ai nấy đều chú ý, giáo viên cũng bị giật mình mà ngừng giảng vài giây.
Sau đó, cậu bắt đầu cố gắng làm mọi cách để kiểm soát chính mình. Khi cơn hắt xì ập đến liền vội vàng lấy tay bịt chặt mũi, nín thở, gồng toàn thân để ngăn lại. May mắn là lần này cậu đã thành công, sau đó cũng không thấy buồn hắt xì thêm nữa.
Sau khi trở về nhà, Tiểu Ngô nhận ra cơ thể mình có gì đó rất khác. Trước khi đi ngủ, cậu nói với mẹ rằng trong người mệt mỏi, hơi nặng nề ở ngực. Tuy nhiên, mẹ cậu cho rằng con trai học hành quá sức nên chỉ rót 1 cốc nước ấm cho uống rồi giục con ngủ sớm, ngày mai sẽ xem lại lịch học sau.
Không ngờ, sáng hôm sau cơn đau tức ngực của Tiểu Ngô trở nên dữ dội. Cậu đột nhiên khó thở, ôm lấy ngực và ngã quỵ xuống trong giờ ra chơi. Giáo viên chủ nhiệm hốt hoảng gọi điện báo cho phụ huynh rồi gọi xe cấp cứu đưa cậu đến bệnh viện.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Ke Shiyou là người tiếp nhận và trực tiếp điều trị cho Tiểu Ngô. Ông cho biết, chụp cắt lớp vi tính (CT) cho thấy nhiều cơ quan bị tổn thương, đặc biệt là phổi. Cần phải phẫu thuật lồng ngực gấp nếu không khó mà giữ được tính mạng.
Hãy cố gắng đừng nhịn hắt hơi!
Khi kể lại câu chuyện trên tại chương trình y tế nổi tiếng Doctor Is So Spicy, bác sĩ Ke Shiyou nói rằng bản thân mình cũng lúc đó cũng khá bất ngờ. Không hiếm người bị tràn khí, tổn thương khí quản hay phổi do nén ho hoặc hắt xì nhưng Tiểu Ngô là trường hợp nặng nhất ông từng gặp.
Bác sĩ Ke Shiyou chia sẻ trên chương trình Doctor Is So Spicy
Việc kìm nén 1 cơn hắt hơi lớn của Tiểu Ngô dẫn tới áp lực siêu lớn bị dồn ngược trở lại. Từ đó gây ra một số vết thương nhỏ ở phế nang, khí tràn ra ngoài rồi chạy vào trung thất và dưới da. Ngoài phổi thì phế quản, khí quản, cơ xương lồng ngực và 1 số cơ quan nội tạng khác cũng bị ảnh hưởng ở nhiều mức độ khác nhau.
May mắn là ca phẫu thuật lồng ngực diễn ra tốt đẹp, lượng khí gây áp lực lên phổi và các cơ quan khác được đẩy ra ngoài an toàn qua ống Eustachian. Tuy nhiên, Tiểu Ngô vẫn phải nằm viện ít nhất 2 tuần với liệu pháp thở khí oxy và phục hồi chức năng, theo dõi hậu phẫu. Hiện tại, tình trạng của cậu đang được cải thiện từng ngày và dự kiến sẽ được xuất viện sớm.
Bác sĩ Ke Shiyou cho biết, hắt hơi có tác động mạnh, tốc độ có thể đạt 150 -170 km 1 giờ. Đây là một quá trình tự làm sạch khoang mũi, là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nếu dùng tay bóp mũi để ngăn lại có thể gây vỡ màng nhĩ, viêm tai giữa, tổn thương cổ họng, mạch máu hay phổi và chấn thương nhiều bộ phận khác khi khí tràn vào.
Thay vì nhịn hắt hơi, hãy cố gắng tìm nơi vắng người, nhà vệ sinh để hắt hơi thoải mái. Hoặc ít nhất, hãy luôn dùng tay hoặc khăn để che mũi, miệng khi hắt hơi. Sau khi hắt hơi xong, hãy nhớ làm sạch khoang mũi và tay để phòng ngừa bệnh tật.
Nguồn và ảnh: ETtoday, Kknews, Doctor Family