Tại sao nam sinh này bị xuất huyết não khi còn trẻ như vậy? Theo tìm hiểu, Ngưu Trung Nam được các bạn trong lớp rất yêu quý, chàng trai rất chăm chỉ và luôn đạt điểm cao trong thời gian học đại học, là một trong hai sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhất của lớp.
Ngưu Trung Nam thường xuyên thức khuya mới dẫn đến xuất huyết não.
Vào ngày 4/10, Ngưu Trung Nam khi đang trong phòng thí nghiệm, đột nhiên cảm thấy tê liệt nửa người, anh được chẩn đoán xuất huyết não nhẹ và phải nhập viện để theo dõi, nhưng sau 3 ngày tình trạng của Tiểu Ngưu đột ngột xấu đi, Tiểu Ngưu rơi vào trạng thái hôn mê sâu và cuối cùng không qua khỏi.
Ảnh minh họa.
Bác sĩ cho biết nguyên nhân dẫn đến xuất huyết não rất phức tạp, Ngưu Trung Nam có thể vì hoạt động quá sức trong thời gian dài, thường xuyên thức khuya, không chú ý đến dinh dưỡng cá nhân nên mới bị xuất huyết não. Thực tế, những trường hợp như vậy không phải là hiếm, tuy trẻ tuổi thể lực tốt hơn, nhưng nhiều người trẻ thực sự không khỏe như họ nghĩ.
Tỷ lệ mắc bệnh tim mạch, xuất huyết não ở người trẻ ngày càng tăng
Theo báo cáo khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong số một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới trong nhiều năm. Tiến sĩ Ninh Nghị, nhà khoa học chính của Meinian Health, cho biết tỷ lệ mắc bệnh tim mạch ở người trẻ đang tăng cao trong những năm gần đây và xu hướng này đang ngày càng trẻ hóa, đồng nghĩa với việc bệnh tim mạch không còn dành riêng cho người trung niên và cao tuổi. Theo điều tra, những năm gần đây, tỷ lệ người dưới 50 tuổi bị tăng huyết áp hoặc tiền tăng huyết áp đã vượt quá 30%.
Ảnh minh họa.
Người trẻ thức khuya trong thời gian dài, tinh thần căng thẳng cộng với thói quen sinh hoạt không tốt sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tim mạch, gây ra các bệnh về tim mạch, thậm chí nguy cơ cao như xuất huyết não, đột tử. Vì vậy, chúng ta phải nâng cao ý thức phòng chống bệnh tật.
Những dấu hiệu trước khi đột tử là gì?
1. Tăng tức ngực
Thường xuyên xuất hiện tình trạng tức ngực, nhất là sau khi tham gia các hoạt động, tình trạng này sẽ nặng hơn, phải nghỉ ngơi một thời gian ngắn mới thuyên giảm. Rất có thể là bạn đã mắc bệnh mạch vành và chức năng tim đã yếu, cần đề phòng nhồi máu cơ tim.
2. Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
Ảnh minh họa
Không làm gì bạn cũng sẽ cảm thấy mệt mỏi, đồng thời cảm thấy cơ thể phù nề và tức ngực, hầu hết những trường hợp này là do bệnh cơ tim.
3. Ngất
Nhiều bệnh nhân đột tử khi gặp nguy hiểm sẽ có dấu hiệu ngất, đa phần là do tim ngừng đập đột ngột hoặc nhịp đập chậm dẫn đến lượng máu cung cấp cho não không đủ, bệnh nhân có thể tự phục hồi sau vài giây thì không sao, còn nếu không có phản ứng gì, sau đó sẽ dẫn đến cái chết đột ngột.
Trước khi đột tử sẽ có nhịp tim chậm, điều này rất dễ bị bỏ qua, đột tử không phải là bệnh xuất hiện trong một sớm một chiều mà tích tụ lâu dài, đến một mức độ nào đó có thể không chịu được và gây ra tình trạng đột tử.
Cảnh báo người trẻ cần bảo vệ mạch máu
Bảo vệ mạch máu cần thực hiện 3 điều sau:
Ảnh minh họa
Thứ nhất: Ngồi ít hơn và tập thể dục nhiều hơn, nếu thực sự bận rộn thì bạn có thể đi làm bằng xe đạp hoặc đi bộ khi tan sở, đi dạo, leo núi, bơi lội cùng gia đình cũng rất tốt.
Thứ hai: Giảm thức khuya, thức khuya không những làm rối loạn nội tiết, gây béo phì, là gánh nặng cho hệ tim mạch và dễ gây ra các bệnh tim.
Thứ ba: Lựa chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, không nên ăn mì gói, ăn thịt nướng, nên ăn nhiều rau, trái cây, giảm chế độ ăn nhiều đường, nhiều calo và chất béo để tốt cho sức khỏe.
Bệnh tim mạch xuất hiện là do thói quen xấu lâu ngày, điều chỉnh kịp thời và giữ một thái độ tốt có thể giảm tỷ lệ đột tử. Mặc dù công việc rất quan trọng nhưng không có gì bằng sức khỏe.
Nguồn: Sohu