Ảnh: Deposit Photos
Tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngồi 8-10 tiếng mỗi ngày có thể dẫn đến tình trạng kháng insulin. Đây là yếu tố chính gây ra bệnh tiểu đường loại 2. Với lối sống ít vận động, glucose không được hấp thụ hiệu quả vào cơ bắp và điều này khiến lượng đường trong máu tăng cao. Sự mất cân bằng cuối cùng sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Phần cơ chân, hông trở nên yếu hơn
Khi dành tới gần 10 tiếng để ngồi mỗi ngày, bạn không sử dụng các cơ ở thân dưới và điều này có thể dẫn đến teo cơ, tức là cơ bị yếu đi. Do đó, phần cơ chân, mông sẽ dần bị suy yếu.
Tăng cân
Béo phì là căn bệnh phổ biến về lối sống ở giới trẻ ngày nay. Việc giảm vận động thể chất dẫn đến tăng cân. Khi bạn vận động, cơ giải phóng các enzyme như lipoprotein lipase, giúp xử lý chất béo và đường. Tuy nhiên, khi bạn dành phần lớn thời gian trong ngày để ngồi, việc giải phóng các phân tử có lợi này sẽ giảm, dẫn đến nguy cơ tăng cân, đặc biệt là ở vùng hông, bụng.
Tác động tới sức khỏe tinh thần
Những người thường xuyên nhìn vào màn hình, dù vì công việc hay cho mục đích giải trí, có nguy cơ mất ngủ cao hơn, góp phần gây ra lo âu.
Khi bạn dành nhiều thời gian trước các thiết bị hơn giao lưu với mọi người cũng có thể dẫn đến lo âu xã hội. Ngồi cả ngày cũng có thể là nguyên nhân gây ra các rối loạn tâm trạng, chẳng hạn như lo âu và trầm cảm. Việc thiếu vận động thể chất sẽ hạn chế sản xuất endorphin - một loại hormone hạnh phúc - có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần.
Cách giảm thiểu vấn đề với sức khỏe khi phải ngồi nhiều
- Chọn một chiếc bàn đứng có thể điều chỉnh được
- Bỏ ghế và ngồi trên một quả bóng tập thể dục
- Đi cầu thang
- Đi bộ khi bạn đang nghe điện thoại
- Đỗ xe xa văn phòng làm việc để có thể đi bộ nhiều hơn
- Thực hiện các động tác giãn cơ nhẹ nhàng tại bàn làm việc.