Một người có mạch máu khỏe mạnh thì việc tuần hoàn máu sẽ diễn ra rất trơn tru. Khi con người ngày càng có tuổi, máu trong cơ thể sẽ có nhiều "rác". Nếu không được dọn sạch thì máu sẽ trở nên đặc, dính, độ nhớt tăng, ảnh hưởng đến việc tuần hoàn. Có rất nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan đến độ nhớt của máu như xơ vữa động mạch, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, cục máu đông, bệnh gan và thận mãn tính.
Việc giữ cho mạch máu khỏe mạnh là điều cực kỳ quan trọng. Vì vậy, nếu nhận thấy sau bữa ăn có những dấu hiệu sau, điều đó có nghĩa là các mạch máu đang có vấn đề, cần phải đến bệnh viện kiểm tra sớm.
Chỉ tỉnh táo sau khi ăn bữa sáng
Những người có mạch máu khỏe mạnh sẽ hoạt động ngay từ khi cơ thể mở mắt. Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng mà cảm thấy chóng mặt, không tràn trề năng lượng, đặc biệt chỉ có thể tỉnh táo sau khi ăn sáng thì cần đặc biệt lưu ý các vấn đề liên quan tới mạch máu.
Buồn ngủ sau bữa trưa
Nhiều người có thói quen ngủ một giấc ngắn vào buổi trưa. Họ cho rằng nếu không ngủ trưa thì sẽ không có năng lượng cho suốt một buổi chiều. Trường hợp này cần cảnh giác với việc độ nhớt trong máu tăng.
Hãy cẩn thận với dấu hiệu buồn ngủ ngay sau bữa ăn trưa.
Nếu bạn không ngủ trưa nhưng cơ thể vẫn khỏe mạnh, tỉnh táo thì cơ thể hoàn toàn bình thường. Nếu bạn không ngủ trưa, cơ thể cảm thấy uể oải cần phải ngủ thì cần chú ý. Điều này là do sự lưu thông máu được tăng tốc sau bữa trưa, những người có độ nhớt của máu cao sẽ không cung cấp đủ máu cho não hoạt động vào lúc này.
Hưng phấn quá mức sau bữa tối
Một số người thường có trạng thái tinh thần tốt vào ban đêm hơn, thậm chí họ cảm thấy khó ngủ do hưng phấn quá mức. Ngoại trừ do rối loạn đồng hồ sinh học, điều này còn có thể là do độ nhớt của máu cao, khiến cho họ tỉnh táo vào ban đêm và bơ phờ vào sáng hôm sau.
Những người có độ nhớt của máu cao cần ăn những gì?
Để mạch máu hoạt động trơn tru, không có "rác", độ nhớt của máu hạ thì cần chú ý vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày như sau:
Thay đổi chế độ ăn giúp dọn sạch "rác" trong máu.
- Súp lơ
Súp lơ hay bông cải xanh thường chứa lượng calo thấp, chất xơ cao và nhiều vitamin khoáng chất cần thiết cho mạch máu khỏe. Điều quan trọng là trong súp lơ có chứa một chất gọi là flavonoid, đây là chất làm sạch mạch máu rất tốt, có thể loại bỏ cholesterol lắng đọng trên thành mạch máu và giúp pha loãng máu hiệu quả.
- Cà tím
Cà tím chứa hàm lượng vitamin E và vitamin P cao nhất trong các loại rau quả. Trong số đó, vitamin P rất hữu ích cho việc làm các mao mạch máu đàn hồi hơn, giúp máu lưu thông nhanh hơn. Ngoài ra, vỏ cà tím có tác dụng làm giảm đáng kể lipid máu và cholesterol, cải thiện tuần hoàn và thúc đẩy lưu thông máu.
- Đào
Các polyphenol và các chất khác trong quả đào có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự tiết và hoạt động của hormone, giúp giảm huyết áp, bảo vệ hệ thống tim mạch và mạch máu não.
- Kiwi
Kiwi rất giàu arginine, ít thấy trong các loại trái cây khác. Nó có thể thúc đẩy sự lưu thông trơn tru của máu và ngăn ngừa sự tích tụ của các cục máu đông. Kiwi có thể ngăn ngừa xơ cứng động mạch bằng cách ức chế sự lắng đọng cholesterol trên thành động mạch.