Người dân có được lựa chọn vắc-xin COVID-19 để tiêm hay không?

Đây là câu hỏi nhiều người thắc mắc sau 3 tháng Việt Nam triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

Số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng từ 27/04/2021
(Số liệu cập nhật lúc 00:29 25/06/2021) - Nguồn: Bộ Y tế
STT Tỉnh Ca nhiễm mới
hôm nay
Tổng ca nhiễm Ca tử vong
TỔNG

Tính đến 16 giờ ngày 22/6/2021, Việt Nam tổng cộng đã thực hiện tiêm 2.569.156 liều vắc-xin phòng COVID-19. Trong đó, số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 133.843 người.

Trước câu hỏi: Hiện nay đã có nhiều loại vắc-xin phòng COVID-19 của các nhà sản xuất khác nhau, khi đã có đủ nguồn vắc-xin phòng COVID-19 và tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì người dân có thể lựa chọn loại vắc-xin phòng COVID-19 hay không? PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết, vắc-xin phòng COVID-19 đang và sẽ được sử dụng ở Việt Nam hiện nay đều được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định.

Ảnh: Hồng Lam. 

Ngoài ra, WHO khuyến cáo đồng thời được Cục quản lý Dược cấp phép lưu hành, được Viện Kiểm định Quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế cấp giấy phép xuất xưởng rồi mới đưa vào sử dụng để đảm bảo an toàn và chất lượng của vắc-xin khi đưa ra sử dụng.

“Chúng tôi khuyến cáo việc sớm được tiêm chủng vắc-xin COVID-19 là quan trọng để chủ động phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng. Người dân không nên có tâm lý lựa chọn vắc-xin mà phải chờ đợi mà bỏ đi cơ hội tiêm chủng sớm”, PGS-TS Dương Thị Hồng nói.

Về hiệu quả bảo vệ, PGS-TS Dương Thị Hồng cho biết, vắc-xin là một trong những biện pháp chủ động để phòng các bệnh truyền hiễm nguy hiểm, các vắc-xin phòng COVID-19 hiện nay có hiệu quả bảo vệ từ trên 60 đến trên 90%; vắc-xin phòng COVID-19 ngoài tác dụng giảm số người nhiễm virus, giảm số trường hợp bị biến chứng do mắc bệnh và giảm số phải nhập viện điều trị và tử vong.

Vắc-xin phòng COVID-19 hiện nay đều là vắc-xin mới, hiệu quả phòng bệnh của vắc-xin phòng COVID-19 theo các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của nhà sản xuất, việc theo dõi về hiệu quả và thời gian bảo vệ của vắc-xin vẫn đang được tiếp tục theo dõi và đánh giá.

“Vắc-xin là một trong những biện pháp chủ động để phòng các bệnh truyền hiễm nguy hiểm, giúp giảm các biến chứng, di chứng nặng và tử vong. Tuy nhiên không có vắc-xin nào có hiệu lực 100%, nghĩa là sau tiêm chủng vắc-xin vẫn còn một tỷ lệ nhất định các trường hợp đã tiêm có thể bị mắc bệnh. Tuy nhiên nếu mắc bệnh, các triệu chứng thường nhẹ và không để lại biến chứng, di chứng nặng nề. Nếu tỷ lệ tiêm chủng cao, độ bao phủ trong cộng đồng trên 70% thì sẽ giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh và bảo vệ cộng đồng hiệu quả trước các tác nhân gây bệnh”, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay.

PGS-TS Dương Thị Hồng nhấn mạnh: Nhóm người mắc bệnh mãn tính đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư là đối tượng có nguy cơ nhiễm cao và mắc COVID-19 nặng nên là đối tượng nguy cơ cần được tiêm vắc-xin, tuy nhiên chỉ có chỉ định tiêm chủng khi bệnh đã ổn định, các chỉ số đường huyết, mạch, huyết áp ở giới hạn bình thường.

Trước khi tiêm, cần được khám sàng lọc cẩn thận, những đối tượng này nên được tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện.

Trước câu hỏi: Sau hơn 3 tháng triển khai tiêm vắc-xin vậy các phản ứng sau tiêm vắc-xin thường gặp là gì? Tỉ lệ phản ứng thông thường và phản ứng nặng là bao nhiêu, có cao hơn khuyến cáo của nhà sản xuất và các nước đang triển khai tiêm vắc-xin này hay không?

PGS-TS Dương Thị Hồng cho biết: Vắc-xin phòng COVID-19 cũng như bất kỳ một loại vắc-xin nào, khi sử dụng sẽ xảy ra một số phản ứng nhất định bao gồm phản ứng thông thường để cơ thể đáp ứng sinh miễn dịch bảo vệ phòng bệnh; và có thể gặp phản ứng nặng đe dọa sức khỏe và tính mạng người được tiêm chủng nếu không được xử trí kịp thời.

Cho đến nay với hơn 1,5 triệu liều vắc-xin sử dụng, Việt Nam đã ghi nhận số trường hợp phản ứng thông thường từ khoảng 14-20% tùy theo từng địa phương, tỷ lệ này tương đương theo khuyến cáo của nhà sản xuất và WHO.

Một số phản ứng nặng như phản ứng phản vệ sau tiêm vắc-xin đã xảy ra, các cơ sở y tế đã tuân thủ theo hướng dẫn của Bộ Y tế về xử trí phản ứng nặng sau tiêm chủng.

Thế giới Việt Nam Ấn Độ Braxin Thái Lan Campuchia Nhật Bản