Lão Lưu năm nay 45 tuổi ở Trung Quốc, là một tài xế taxi, thường đi đón, trả khách về rất muộn, nhà có 2 cô con gái đang học cấp 3. Vì vậy, ông không dám thư thả một phút giây nào mà luôn chăm chỉ, cặm cụi kiếm tiền.
Đầu năm nay, lão Lưu thường xuyên cảm thấy đau vai phải, nghĩ là vai bị xơ cứng do ngồi lái xe trong thời gian dài, tưởng là không nghiêm trọng nên ông chỉ đi xin thuốc về bôi ở một phòng khám gần nhà.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, thời gian gần đây, ông thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn… Vợ đã nhiều lần khuyên nên đi khám nhưng ông đều phớt lờ.
Vài ngày trước, lão Lưu đột nhiên cảm thấy đau bụng dữ dội đến mức không thể chịu nổi nên mới chịu đi khám. Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, nhận được tờ kết quả chẩn đoán, tay của ông run lên, người đứng cũng không vững nữa, bác sĩ kết luận rằng ông mắc ung thư gan.
Được biết, vài năm trước, lão Lưu thường xuyên bị mất ngủ, do đó, tối nào ông cũng phải uống vài ngụm rượu hoặc cốc bia trên đường về nhà để có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Nhưng ông không ngờ rằng chính thói quen này lại khiến ông mắc bệnh ung thư gan.
Hình ảnh chụp X-quang cho thấy khối u
Bác sĩ chỉ ra 2 thói quen là "thủ phạm" gây ung thư gan
1. Thức khuya trong thời gian dài
Thường xuyên thức khuya làm tổn thương gan. Điều này là bởi khi bạn thức khuya, gan sẽ bị mất máu nhanh hơn dẫn đến máu cung cấp cho gan không đủ, hoạt động gan suy yếu. Lúc này, các chất độc không thể chờ phân hủy kịp thời nhiều khả năng trở thành "chất độc" làm tổn thương gan, về lâu dài sẽ sinh ra bệnh về gan.
Thêm vào đó, cũng giống như phần lớn các cơ quan trong cơ thể, ban đêm cũng là thời gian để gan tự sửa chữa. Việc thức đêm quá lâu sẽ khiến gan không có đủ thời gian để tự sửa chữa, tình trạng tổn thương gan ngày một nghiêm trọng hơn, dẫn đến xơ gan, thậm chí là ung thư gan.
2. Uống đồ uống có cồn thường xuyên
Một số người cho rằng "uống rượu mới hại gan", thật ra không phải chỉ rượu mới làm hại gan trực tiếp.
Khi gan phân giải cồn trong bất kỳ loại đồ uống có cồn nào sẽ sản sinh ra acetaldehyde - chất gây hại trực tiếp cho gan, quá nhiều acetaldehyde trong gan có thể khiến tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng, gan sẽ cứng dần, rất dễ dẫn đến xơ gan.
Theo thời gian, ung thư gan cũng có thể hình thành. Do đó, bạn nên uống ít hoặc không uống các loại đồ uống có cồn trong cuộc sống của bạn.
Ngoài ra, thời điểm bạn tuyệt đối không nên uống đồ uống có cồn là trước khi đi ngủ. Điều này là bởi khi chất cồn đi vào cơ thể sẽ buộc gan phải hoạt động hết công suất để chuyển hóa, nếu bạn uống đồ uống có cồn trước khi đi ngủ, nó sẽ càng tạo thêm gánh nặng cho gan, khiến gan bị "kiệt sức", đẩy nhanh quá trình phát triển của các bệnh về gan.
3 loại "bất thường" cho thấy tế bào ung thư gan đã "thức giấc"
1. Đau vai phải
Nhiều người không hiểu tại sao đau vai phải lại liên quan đến bệnh ung thư gan. Đó là do gan bị ung thư và xuất hiện các khối u, trong quá trình phát triển khối u sẽ chèn ép vào cơ hoành hoặc các cơ và dây thần kinh dưới phổi, các dây thần kinh này được nối với dây thần kinh vai phải nên nó sẽ gây ra hiện tượng đau mỏi vai phải.
Đau vai phải do ung thư gan có biểu hiện là tầm vận động của vai phải không bị ảnh hưởng nhưng cơn đau lại xuất hiện không rõ lý do.
2. Sút cân nghiêm trọng
Giảm cân đột ngột trong thời gian ngắn có thể là dấu hiệu của ung thư gan. Sau khi gan bị ung thư sẽ xuất hiện một khối u, khối u này sẽ tiêu thụ rất nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình phát triển của nó khiến cân nặng của con người bị giảm đột ngột.
Ngoài ra, khi gan bị ung thư, lượng mật tiết ra sẽ giảm, thức ăn trong ruột không được tiêu hóa hết dẫn đến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và sút cân.
3. Vàng da, vàng mắt, vàng nước tiểu
Các biểu hiện chính của ung thư gan là củng mạc vàng, nước tiểu vàng đặc, da sậm màu... Vàng da xảy ra khi gan bị tổn thương, bilirubin dư thừa mà cơ thể không thể kiểm soát và chuyển hóa được, sẽ tích tụ và kết tủa ở màng cứng, thận và thành mạch máu trên da, gây ra các hiện tượng nêu trên.
Vàng da cũng là dấu hiệu chính của bệnh xơ gan, sau khi xảy ra hiện tượng này bạn cần kịp thời đi khám, kiểm tra chức năng gan.
Nguồn và ảnh: Sohu, Healthline