Chết đột ngột do nôn mửa làm tắc khí quản
Ông Zhang, 64 tuổi (Trung Quốc), bị cao huyết áp cách đây 20 năm, nhất quyết phải uống thuốc hạ huyết áp và aspirin. Một người bạn cũ đến chúc Tết nên ông đã uống hết 1 ly rượu nồng độ cao. Đêm đó ông đang ngủ thì đột nhiên bị nôn, bãi nôn có lẫn máu và thức ăn chưa tiêu hóa hết.
Vợ ông vội tìm khăn giấy lau vết bẩn nơi khóe miệng nhưng ông không có phản ứng gì. Ông Zhang có thể đã bị chảy máu dạ dày sau khi lạm dụng rượu, làm tắc khí quản do nôn mửa, không được cấp cứu kịp thời nên đã đột ngột qua đời.
Mất khả năng đi tiểu suốt đời
Cô Dương bị đau bụng trên sau khi uống nhiều rượu, đi tiểu khó nên được gia đình đưa đến bệnh viện. Qua thăm khám cho thấy bệnh nhân có biểu hiện đau đớn, cơ bụng căng nhẹ, đau dội ngược, có dịch tự do trong ổ bụng. Bác sĩ cho rằng viêm phúc mạc cấp có tràn dịch trong ổ bụng, và được chẩn đoán là vỡ bàng quang sau khi phẫu thuật thăm dò.
Sau khi uống rượu bia quá mức, rượu sẽ ức chế thần kinh trung ương và chặn phản xạ đi tiểu, dẫn đến tăng áp lực trong bàng quang nhưng không đi tiểu được, ngoài ra, cơ bụng bị thả lỏng nên dễ bị tổn thương, vỡ bàng quang.
Ảnh minh họa
Viêm tụy cấp tính giết chết
Một công nhân nhập cư lâu năm ở lại công trường tại Trung Quốc do yêu cầu công việc, một mình uống hết 8 chai bia trong đêm Trung thu. Hôm sau người này đi làm không đúng giờ, nằm trên giường, môi tím tái và bụng phệ. Anh ta hấp hối khi được đưa đến bệnh viện và cuối cùng đã tử vong, sau khi khám nghiệm, anh ta được chẩn đoán là bị viêm tụy cấp hoại tử.
Thủ phạm thực sự của viêm tụy cấp hoại tử là do nghiện rượu. Các nghiên cứu quốc tế đã phát hiện ra rằng khoảng 30-60% trường hợp viêm tụy có liên quan đến uống rượu.
Chèn ép các chi gây suy thận
Ông Công đã ngoài 50 tuổi, trong dịp lễ hội, một vài người bạn tụ tập đi uống nước. Ông Công luôn uống một ly rượu "khủng" và buồn ngủ. Khi được người nhà phát hiện, chân phải của ông đã đè lên chân trái suốt 18 giờ, khiến chân trái sưng to, bầm tím, vô niệu... Sau hàng loạt các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán là bị hội chứng xương khoang chân trái, suy thận cấp.
Sau nhiều lần rạch và giải áp, kết hợp chạy thận nhân tạo và các biện pháp điều trị khác, ông đã được cứu sống, nhưng vết sẹo ở chi dưới bên trái sẽ để lại ân hận suốt đời.
5 tư thế ngủ sai sau khi uống rượu gây nguy hiểm
Qua các trường hợp thực tế này, bác sĩ Luo Xuehong, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Xiangya, Đại học Trung Nam và bác sĩ Peng Dantao, Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Trung - Nhật (Trung Quốc) đã cảnh báo 5 tư thế ngủ nguy hiểm sau khi uống rượu.
1. Tư thế nằm ngửa
Sau khi uống rượu, việc nằm ngửa khi ngủ có thể khiến thức ăn chưa tiêu hóa trào ngược lên dạ dày, ngoài ra, cơ thể con người lúc này sẽ phản ứng chậm lại dưới sự kích thích của rượu, chất nôn dễ gây tắc nghẽn các cơ quan và gây khó thở. Trường hợp nhẹ có thể gây viêm phổi hít, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong do ngạt thở.
2. Nằm sấp
Khi say rượu ở tư thế nằm sấp, mũi và miệng hướng xuống, thường vùi vào chăn, gối mềm dẫn đến hệ thống hô hấp kém, trường hợp nặng có thể bị thiếu oxy, thậm chí hôn mê sau cơn say.
Ngoài ra, uống quá nhiều sẽ làm tăng tốc độ lưu thông máu và tăng lượng nước tiểu. Khi nước tiểu đầy và bàng quang cao hơn xương mu, cùng với việc cơ bụng được thả lỏng, nếu bụng bị ép hoặc rung, bàng quang có thể bị vỡ, nguy hiểm đến tính mạng.
3. Ngủ ngồi ở ghế
Một số người ngủ quên khi ngồi. Ở người say rượu nặng, hệ tuần hoàn bên trong cơ thể bị ức chế, khả năng điều chỉnh phản xạ tim mạch bị suy yếu, đồng thời nôn mửa, vã mồ hôi… khiến cơ thể mất nhiều nước, lượng máu trong huyết quản không đủ. Vừa ngồi vừa ngủ dễ dẫn đến hạ huyết áp, thậm chí là sốc.
4. Ngủ với gối kê tay
Ngủ lâu ở tư thế nào có thể gây ra hội chứng khoang, đây là một loạt các triệu chứng do thiếu máu cục bộ cấp và thiếu oxy của cơ và dây thần kinh trong khoang, nếu không được điều trị kịp thời có thể nhanh chóng phát triển thành hoại tử chi.
5. Chân này đè lên chân kia
Người say rượu sẽ ngủ gật khi một chi này đè lên chi khác, vùng bị chèn ép kéo dài sẽ làm hoại tử cơ vô mạch dẫn đến tiêu cơ vân.
Biểu hiện cụ thể là creatine kinase tăng cao rõ rệt, trong nước tiểu có màu xì dầu, bệnh nhân có triệu chứng nhẹ có thể khỏi dần trong vòng một đến hai tuần, trường hợp nặng có thể xuất hiện myoglobin niệu do hoại tử cơ lan rộng, dẫn đến suy thận cấp.
Ngoài ra, khi uống quá nhiều rượu bia, cơ chế điều hòa thân nhiệt sẽ bị rối loạn hoạt động, dễ khiến cơ thể bị cảm lạnh. Lúc này nếu bạn ngủ đắp chăn điện để giữ ấm sẽ khiến mạch máu giãn ra, huyết áp tăng cao, dễ sinh ra các bệnh như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực.
Cách ngủ đúng sau khi uống rượu
Cách xử lý chính xác là nên nới lỏng cà vạt, thắt lưng, quần tây... của người say trước, nâng cao hàm dưới, nghiêng đầu sau để đường thở không bị cản trở. Sau đó để cơ thể nằm trên giường kê gối hai bên để tránh việc người say di chuyển vào các tư thế ngủ nguy hiểm như nằm ngửa hoặc nằm sấp.
Người say rượu cần có người chăm sóc, trong trường hợp nguy cấp, người thân nên gọi ngay số điện thoại cấp cứu và được đưa đến bác sĩ gần nhất.
Nguồn và ảnh: QQ, Healthline