Người mắc COVID-19 sử dụng thuốc điều trị tại nhà như thế nào?

Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho người trên 18 tuổi.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 16:02 09/12/2021
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +14.595 1.346.811 26.895 230
1 TP.HCM +1.475 481.923 18.486 75
2 Hà Nội +396 14.812 69 1
3 Tây Ninh +874 34.848 357 11
4 Sóc Trăng +781 20.716 136 4
5 Bình Phước +747 12.301 24 2
6 Bến Tre +740 12.561 91 1
7 Đồng Tháp +725 27.225 355 0
8 Cần Thơ +676 25.665 334 10
9 Bà Rịa - Vũng Tàu +539 20.441 73 2
10 Vĩnh Long +525 15.764 140 12
11 Cà Mau +511 13.267 61 3
12 Khánh Hòa +489 16.957 123 2
13 Đồng Nai +461 90.502 887 18
14 Bình Dương +455 285.642 2.845 16
15 Trà Vinh +443 10.367 50 2
16 Bạc Liêu +438 17.455 151 0
17 Kiên Giang +422 23.263 311 12
18 Tiền Giang +307 26.346 635 14
19 An Giang +279 25.216 518 24
20 Hải Phòng +265 1.662 1 1
21 Bình Thuận +262 20.843 166 2
22 Hậu Giang +248 7.447 16 0
23 Bình Định +234 6.221 24 0
24 Thanh Hóa +219 3.306 10 0
25 Nghệ An +197 5.232 28 1
26 Lâm Đồng +181 3.739 13 3
27 Bắc Ninh +173 5.820 14 0
28 Đà Nẵng +169 6.939 75 0
29 Thừa Thiên Huế +163 5.725 12 0
30 Gia Lai +135 4.080 10 0
31 Hà Giang +109 5.177 6 0
32 Đắk Nông +100 3.306 9 0
33 Ninh Thuận +87 4.456 45 0
34 Long An +77 38.887 684 13
35 Hưng Yên +72 1.204 2 0
36 Phú Yên +67 4.096 35 0
37 Quảng Nam +66 3.377 5 0
38 Nam Định +60 1.889 2 0
39 Quảng Ninh +56 932 1 0
40 Thái Nguyên +44 860 0 0
41 Hải Dương +44 1.265 1 0
42 Quảng Ngãi +44 3.172 14 0
43 Vĩnh Phúc +37 1.510 3 0
44 Phú Thọ +34 2.215 2 0
45 Thái Bình +33 1.484 0 0
46 Quảng Bình +29 2.751 7 0
47 Bắc Giang +25 7.099 15 0
48 Yên Bái +16 271 0 0
49 Quảng Trị +14 1.133 3 0
50 Tuyên Quang +14 712 0 0
51 Hòa Bình +10 607 2 1
52 Sơn La +9 396 0 0
53 Lào Cai +7 242 0 0
54 Hà Nam +5 1.519 0 0
55 Cao Bằng +3 206 1 0
56 Điện Biên +2 476 0 0
57 Bắc Kạn +1 30 0 0
58 Lai Châu +1 39 0 0
59 Hà Tĩnh 0 1.232 5 0
60 Kon Tum 0 478 0 0
61 Đắk Lắk 0 8.684 36 0
62 Ninh Bình 0 261 0 0
63 Lạng Sơn 0 560 2 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 08/12/2021

Số mũi đã tiêm toàn quốc

130.062.767

Số mũi tiêm hôm qua

556.986


Theo đó, thuốc điều trị gồm 3 nhóm:

Nhóm A: Là những thuốc thông dụng, bao gồm: Thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng. Paracetamol 500mg uống 1 viên khi sốt trên 38,5 độ C, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ (nếu vẫn còn sốt). Ngoài ra, uống vitamin tổng hợp: Uống 1 viên lần/ngày; vitamin C uống sáng 1 viên, tối 1 viên.

Người mắc COVID-19 sử dụng thuốc điều trị tại nhà như thế nào? - 1

Bệnh nhân COVID-19 điều trị tại bệnh viện.

Nhóm B: Là thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt. Người bệnh khi cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động, nhịp thở khi nghỉ ngơi > 20 lần/phút hoặc đo SpO2 <96%) phải liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ. Bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh, nếu có chỉ định nhập viện, bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng 1 liều duy nhất trước khi chuyển viện. Dexamethasone 0,5mg x 12 viên uống 1 lần (12 viên tương đương 06mg) hoặc Methylprednisolone 16mg x 1 viên uống; Rivaroxaban 10mg x 1 viên uống hoặc Apixaban 2,5mg x 1 viên uống hoặc Dabigatran 220mg x 1 viên uống.

Với các thuốc dùng cho nhóm B, Sở Y tế Hà Nội lưu ý, không sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú, người có mắc một trong những bệnh (viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận, các bệnh lý dễ gây chảy máu đường tiêu hóa, đường tiết niệu và các bệnh lý dễ gây chảy máu khác).

Nhóm C: Là thuốc kháng vi rút, gồm: Molnupiravir viên 200mg hoặc viên 400mg uống ngày 2 lần: Sáng 800mg, chiều 800mg và uống 5 ngày liên tục hoặc Favipiravir viên 200mg. Ngày đầu 1600mg/lần x 2 lần/ngày, các ngày sau uống 600 mg/lần x 2 lần/ngày, uống từ 7 đến 14 ngày “Với thuốc nhóm C cũng không sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang có thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú”, Sở Y tế Hà Nội lưu ý.

Xét nghiệm COVID-19 tại nhà, F0 không triệu chứng điều trị tại nhà có kết quả Ct ≥ 30, sau 72 giờ xét nghiệm RT-PCR có kết quả Ct ≥ 30 hoặc âm tính thì kết thúc điều trị và thực hiện theo dõi sức khoẻ tại nhà 7 ngày. Đối với F0 không triệu chứng có Ct <30 xét nghiệm SARS-CoV-2 ở ngày thứ 10 khi có kết quả Ct ≥ 30 thì kết thúc điều trị và theo dõi sức khoẻ tại nhà 7 ngày; còn nếu Ct<30 tiếp tục xét nghiệm định kỳ cho đến khi có kết quả Ct ≥ 30 hoặc âm tính, hoặc sau 21 ngày cách ly được kết thúc điều trị và theo dõi sức khoẻ tại nhà 7 ngày.

Đối với F0 có triệu chứng điều trị tại nhà, xét nghiệm RT-PCR vào ngày 14 có kết quả Ct ≥ 30 được kết thúc điều trị và theo dõi sức khoẻ tại nhà 7 ngày, nhưng nếu Ct<30, tiếp tục xét nghiệm định kỳ đến khi có kết quả Ct ≥ 30 hoặc âm tính, hoặc sau 21 ngày cách ly thì được kết thúc điều trị và theo dõi sức khoẻ tại nhà 7 ngày.

Theo Sở Y tế Hà Nội, nếu người bệnh có kết quả âm tính, cơ sở được phân công quản lý F0 lập danh sách báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 phường, xã, thị trấn để cấp giấy xác nhận hoàn thành thời gian cách ly theo quy định. Cùng với đó, làm xét nghiệm cho người chăm sóc hoặc người ở cùng nhà với F0 khi có triệu chứng nghi mắc COVID-19.