Trước kia, đối tượng mắc bệnh loãng xương đa phần là người trung niên và người cao tuổi, tuy nhiên với mức sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu ăn uống của mọi người cũng cao dẫn đến nhiều người trẻ bị loãng xương từ khá sớm. Chủ yếu do lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh của giới trẻ đương thời, ví dụ như thường xuyên uống nước có ga, ăn nhiều muối… dễ gây loãng xương, vì vậy chúng ta phải xây dựng thói quen ăn uống tốt để phòng ngừa bệnh của bệnh loãng xương.
Bệnh loãng xương là gì?
Loãng xương là một bệnh lý về chuyển hóa xương. Loãng xương thường xảy ra do xương của con người liên tục được đổi mới. Việc sản xuất xương mới chậm hơn tốc độ phân tách của xương cũ. Trong cơ thể, tình trạng loãng xương sẽ xảy ra với đặc điểm là giảm khối lượng xương và giảm mật độ xương. Cấu trúc vi mô của xương bị thoái hóa, đó là lý do tại sao người mắc bệnh rất dễ bị gãy xương khi ngã.
Người phụ nữ 32 tuổi vô tình đá vào chân bàn thì bị... gãy xương!
Cô Trương, 32 tuổi, làm nghề viết quảng cáo. Công việc bàn giấy trong thời gian dài khiến cô bị đau cổ và vai. Cô đã kiểm tra trên mạng thì thấy mình có khả năng bị loãng xương. Kể từ đó, cô bắt đầu uống sữa, mỗi lần một chai sữa vào buổi sáng và tối trong một thời gian dài.
Sáu tuần trước, khi vừa chuẩn bị đi ngủ lúc 10 giờ tối, cô vô tình đá ngón chân út vào chân bàn, lúc này cô chỉ cảm thấy âm ỉ đau. Sau khi chà xát (rửa chân) một lúc, cô nghi ngờ mình bị gãy xương, nên cô đã nhanh chóng nhờ chồng đưa đến bệnh viện.
Ảnh minh họa
Qua phim chụp, có thể thấy đó là một vết gãy xương, nguyên nhân dẫn đến sự việc này là do mật độ xương của cô Trương quá thấp. Cô Trương vô cùng băn khoăn, tại sao cô uống sữa hàng ngày mà vẫn bị loãng xương?
Bác sĩ: Loại sữa này gây đau xương nên uống càng ít càng tốt.
Qua trao đổi với cô Trương, bác sĩ được biết cô thường không uống sữa nguyên chất mà là một loại nước giải khát từ sữa (sữa tươi được thêm nhiều tá dược và phụ gia thực phẩm khác).
Tuy nhiên, nhiều loại đồ uống từ sữa có hàm lượng sữa thấp, thậm chí có loại không có sữa. Chúng hoàn toàn được pha trộn với các chất phụ gia và không chứa hàm lượng canxi cao. Mặc dù các sản phẩm này có mùi vị gần giống sữa nhưng có giá trị dinh dưỡng thấp hơn nhiều so với sữa nguyên chất, đường sucrose có trong nó thậm chí sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương. Do đó, nếu bạn uống sữa này thường xuyên sẽ không có tác dụng bổ sung canxi cho cơ thể.
Để phòng ngừa loãng xương, nên thực hiện 2 điều
1. Bổ sung một yếu tố
Đối với bệnh nhân loãng xương, họ nên thường xuyên ăn một số thực phẩm giàu canxi trong cuộc sống hàng ngày như sữa, vỏ tôm, tahini… Ngoài ra, nếu muốn cải thiện việc sử dụng canxi trong thực phẩm, thúc đẩy sự phát triển của xương, nhất quyết cần bổ sung natri strobilurin, chất có thể kích hoạt kênh tổng hợp nguyên bào xương trong cơ thể, ức chế tác dụng phân giải của tế bào hủy xương, làm chậm quá trình thoái hóa xương, tăng mật độ xương, ngăn ngừa và cải thiện tình trạng loãng xương.
2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể mà còn thúc đẩy quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi. Tuy nhiên, bệnh nhân loãng xương nên nắm rõ cường độ tập luyện và tránh vận động quá sức hoặc dồn sức trong quá trình tập luyện.
Nguồn và ảnh: Sohu, Eat This