Thực phẩm là nguồn dinh dưỡng quý giá nuôi sống cơ thể, nhưng ngược lại nó cũng có thể là tác nhân gây bệnh cho tất cả chúng ta. Trong đó, tiêu thụ thực phẩm không đúng cách là nguy cơ gây sỏi thận cao nhất.
Sỏi thận là sự lắng đọng những chất đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu, vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.
Sỏi thận khi không được điều trị hiệu quả sẽ gây ra đau đớn lúc đi tiểu, tiểu ra máu, tiểu rắt, tiểu són, đau lưng, nhiễm trùng đường tiết niệu... Để ngăn ngừa, theo các chuyên gia tốt nhất nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý và cần tránh xa những sai lầm dưới đây khi ăn uống.
Những sai lầm trong ăn uống gây sỏi thận
1. Uống ít nước
Theo các chuyên gia sức khỏe đến từ Đại học Y Harvard, uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, nước tiểu trở nên đậm đặc, dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu. Ngược lại, khi chúng ta uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, nước tiểu sẽ được làm loãng, đồng thời có tác dụng rửa đường niệu đạo, có lợi cho việc phòng chống sỏi thận và làm cho sỏi bài tiết ra ngoài.
Ngoài nước lọc, bạn có thể bổ sung các loại đồ uống từ hoa quả có múi như nước chanh, nước cam... chất citrate trong các loại đồ uống này giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi.
2. Tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu canxi
Canxi rất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là cho xương khớp. Tuy nhiên, thừa canxi sẽ gây quá tải cho thận, nếu vẫn tiếp tục bổ sung quá nhu cầu cơ thể trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ sỏi niệu quản, sỏi thận.
Canxi trong thực phẩm dễ liên kết với oxalat trong ruột và từ đó gây nên sỏi canxi oxalat. Ngoài thực phẩm, uống bổ sung canxi trong bữa ăn cũng có thể giúp làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Dù vậy, người bình thường không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây ra mất cân bằng trong việc hấp thu canxi, gây ra loãng xương.
3. Ăn quá nhiều muối
Chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Theo Quỹ Chăm sóc Tiết niệu Mỹ, ăn quá nhiều muối khiến canxi không được tái hấp thu từ nước tiểu vào máu. Điều này làm cho canxi trong nước tiểu cao, có thể dẫn đến sỏi thận.
Ăn ít muối giúp giữ lượng canxi trong nước tiểu thấp hơn. Canxi trong nước tiểu càng thấp thì nguy cơ hình thành sỏi thận càng thấp.
Để giảm lượng natri của bạn, các chuyên gia khuyên hãy đọc nhãn thực phẩm cẩn thận trước khi mua. Một số thực phẩm chứa nhiều muối phổ biến nhất là: thịt chế biến sẵn, khoai tây chiên, bánh quy, súp đóng hộp.
Để tạo hương vị cho thực phẩm mà không cần sử dụng muối, hãy thử các loại thảo mộc tươi hoặc hỗn hợp gia vị thảo mộc không có muối.
4. Ăn nhiều các thực phẩm giàu oxalat
Một số loại sỏi thận được tạo thành từ oxalat, một hợp chất tự nhiên có trong thực phẩm liên kết với canxi trong nước tiểu để tạo thành sỏi thận. Hạn chế thực phẩm giàu oxalat có thể giúp ngăn ngừa hình thành sỏi.
Thực phẩm giàu oxalat bao gồm rau bina, sô cô la, khoai lang, cà phê, củ cải, đậu phộng, sản phẩm làm từ đậu nành, lúa mì...
5. Ăn nhiều đạm động vật
Ăn quá nhiều đạm động vật, chẳng hạn như thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng và hải sản, làm tăng nồng độ axit uric và có thể dẫn đến sỏi thận. Chế độ ăn giàu protein cũng làm giảm nồng độ citrate trong nước tiểu, chất hóa học trong nước tiểu giúp ngăn ngừa hình thành sỏi.
Nếu bạn dễ bị sỏi, hãy hạn chế lượng thịt ăn hàng ngày của bạn, điều này cũng rất tốt cho tim mạch.
6. Tự ý bổ sung vitamin C
Bổ sung vitamin C quá mức có thể gây sỏi thận, đặc biệt là ở nam giới. Theo một n
7. Ăn quá nhiều dầu mỡ
Ăn quá nhiều dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi thận. Các loại thực phẩm giàu protit và chất béo sẽ tăng thêm hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành nên sỏi. Vì vậy, để hạn chế ăn hoặc kiêng ăn thực phẩm chứa cholesterol cao thì bạn nên hạn chế những món như thịt mỡ, nội tạng động vật, trứng cá, gạch cua, lòng đỏ trứng... Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau quả tươi và một số thực phẩm có tác dụng giảm cholesterol như tỏi, hành tây, nấm hương, mộc nhĩ đen...
Dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc sỏi thận
Trong quá trình hình thành, bệnh sỏi thận sẽ không để lộ nhiều triệu chứng, cho đến khi cảm thấy đau, đi tiểu buốt thì mới phát hiện được. Nếu bạn thấy xuất hiện một số triệu chứng sau thì cần xét nghiệm chẩn đoán thêm:
- Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới.
- Cơn đau thận do sỏi gây tắc bể thận và niệu quản, gây đau vùng thắt lưng, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng.
- Cơn đâu âm ỉ vùng thắt lưng do sỏi không gây tắc.
- Đau khi đi tiểu, đái ra máu.
- Hay sốt và cảm giác ớn lạnh.
Nguồn: Healthline, Health.harvard