Không uống bia quá lạnh
Trong thời tiết hè nắng nóng, 1 cốc bia thật lạnh có thể là mong muốn của rất nhiều người. Tuy nhiên, uống một lượng lớn bia lạnh có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày, viêm đường ruột và các bệnh đường tiêu hóa khác.
Uống bia trong thời gian uống thuốc
Trong thời gian uống thuốc không được uống bia, vì nó sẽ ảnh hưởng tới sự phân giải và hấp thu thuốc. Bia có thể kết hợp với nhiều loại thuốc, gây tác dụng phụ, đặc biệt là với các loại thuốc kháng sinh, an thần, hạ huyết áp, chống đái tháo đường và chống đông máu.
Hút thuốc lá trong khi uống bia
Không hút thuốc lá trong khi đang uống bia bởi nó làm cơ thể mất oxy, làm tăng khả năng bị bệnh ung thư thực quản lên 30 lần và 10 lần đối với ung thư vòm họng.
Không nên uống bia khi ăn hải sản, thịt nướng
Khi chúng ta ăn đồ hải sản như ghẹ, ngao sò, cua, tôm... bên cạnh không thể thiếu một ly bia sủi bọt đầy hấp dẫn mà không biết rằng nó sẽ dễ làm bạn mắc bệnh gut.
Các loại hải sản đều có hàm lượng đạm cao, trong các chất đạm của hải sản chứa nhiều purin, axit glycoisides rất dễ kết hợp với vitamin B1 có trong bia để tạo thành những hợp chất khó thải loại khỏi cơ thể.
Lượng đạm thừa không được bài tiết đó sẽ đọng lại trong các khớp xương và mô cơ, gây nên chứng bệnh sưng nóng, đỏ đau các khớp và cơ. Tình trạng này nếu tái diễn nhiều lần và kéo dài sẽ làm tổn hại cho khớp, cụ thể là dẫn tới bệnh gút.
Mặt khác trong quá trình nướng thịt chất benzopyrene được sản sinh có khả năng gây ung thư Vì thế bạn không nên ăn các loại thịt nướng, hải sản khi uống bia mà có thể ăn kèm các món đơn giản như nộm rau củ, rau xào để làm giảm tác dụng phụ và nguy cơ gây ung thư.
Chỉ uống mà không ăn
Nhiều người thích uống hơn dùng đồ ăn, điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, không chỉ làm bạn có cảm giác vô cùng mệt mỏi, nó còn ảnh hưởng lớn tới dạ dày và tiêu hóa. Nếu thói quen này kéo dài quá lâu, sẽ làm tăng tỷ lệ bị ung thư dạ dày.
Không tắm sau khi uống bia
Bạn tuyệt đối không nên đi tắm ngay sau bữa nhậu, kể cả tắm bằng nước nóng. Sự kết hợp của nước ấm và cồn có thể khiến bạn buồn ngủ, dễ choáng ngất trong phòng tắm.
Nếu thấy cơ thể "bốc hỏa" sau khi uống bia, bạn cũng không được tắm nước lạnh. Nước lạnh không giúp bạn tỉnh táo hơn mà còn khiến mạch máu co rút đột ngột, dễ dẫn đến cảm lạnh, nguy hiểm hơn là nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
5 kiểu người nên hạn chế rượu bia
Người bị béo phì: Bia chứa rất nhiều calo, uống bia trong một thời gian dài có thể khiến cơ thể tích tụ mỡ và xuất hiện "bụng bia", dẫn đến béo phì. Kết hợp với tác dụng của món ăn, người béo phì không nên uống bia để tránh nguy hiểm cho sức khỏe, mắc các bệnh về huyết áp và tim mạch.
Người bị viêm đường tiêu hóa: Như đã nói, bia lạnh có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày, gây viêm loét dạ dày, chán ăn, trướng bụng, ợ hơi và trào ngược axit. Nếu bạn bị viêm ruột, đừng nên uống bia nếu không muốn tình trạng bệnh thêm nặng.
Gan nhiễm mỡ: Tương tự như béo phì, người bị gan nhiễm mỡ uống bia rượu sẽ làm tăng áp lực lên gan. Uống bia sẽ làm tăng gan nhiễm mỡ, dễ dẫn đến xơ gan..., làm suy giảm nghiêm trọng sức khỏe gan. Do đó, những người mắc bệnh gan không nên uống bia.
Người có axit uric cao, mắc bệnh gút: Bia có nguyên liệu chính là lúa mạch, chứa canxi, axit oxalic và nucleotide purine, làm tăng đáng kể lượng axit uric trong nước tiểu. Vì thế mà bia không chỉ làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật và sỏi thận mà còn gây ra bệnh gút.
Huyết áp cao: Người huyết áp cao nên kiêng bia rượu. Bởi chúng có thể làm tăng thêm huyết áp, dễ gây đột quỵ, đe dọa tính mạng và sức khỏe, gây ra những biến chứng đáng sợ.
Phụ nữ mang thai: Một nghiên cứu của Đại học New Mexico (Mỹ) cho thấy, việc phụ nữ có thai dùng đồ uống có cồn, dù chỉ một chút thôi, nhất là trong 6 tháng đầu thai kỳ, cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của thai nhi.