Những dấu hiệu khi ngủ "báo động" có thể bạn mắc bệnh nghiêm trọng về tim, gan, tiểu đường

Thông thường, một giấc ngủ của người trưởng thành được xem là chất lượng khi kéo dài từ 7–9 giờ và không tỉnh giấc quá một lần. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ, bạn chớ bỏ qua bởi có thể nó đang phản ánh việc bạn gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Những dấu hiệu khi ngủ "báo động" có thể bạn mắc bệnh nghiêm trọng về tim, gan, tiểu đường - 1

Ảnh minh họa: Internet

Thường xuyên mất ngủ vào ban đêm

Nghiên cứu đăng tải trên "Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ năm 2016" cho biết mất ngủ có thể là đặc điểm ban đầu của bệnh xơ gan và não gan. Theo báo cáo trên, rối loạn giấc ngủ có liên quan đến triệu chứng bệnh về gan bao gồm: chất lượng giấc ngủ kém, hay thức dậy lúc nửa đêm, khó ngủ lại sau khi bị giật mình, thường xuyên ngủ muộn, thức dậy muộn, rối loạn nhịp sinh học buồn ngủ quá mức vào ban ngày nhiều hơn ban đêm, thời gian ngủ ít hơn 5 giờ hoặc nhiều hơn 8 giờ mỗi đêm.

Vì vậy, đối với những người thường xuyên bị mất ngủ, nên tìm ra nguyên nhân gốc rễ. Nếu thực sự là vấn đề về gan thì cần phải có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt tốt giúp nuôi dưỡng và bảo vệ lá gan khỏe mạnh.

Ngứa da khi ngủ

Ban đêm gan đang ở giai đoạn tự phục hồi và giải độc hoàn toàn. Nếu gan bị tổn thương sẽ tích tụ nhiều chất độc trong cơ thể. Những chất độc này sẽ lưu thông trong cơ thể chúng ta theo đường máu và đi đến da.

Dấu hiệu ngứa do bệnh gan là sự xuất hiện của các mụn nhọt, mẩn đỏ có ngứa xuất hiện đột ngột trên da. Các mảng mẩn đỏ xuất hiện với giới hạn rõ, giai đoạn sớm có dạng các mẩn đỏ li ti sau lan ra phạm vi rộng.

Một số trường hợp nặng, mảng đỏ có thể lan rộng ra toàn thân, sờ vào thấy cứng mật độ chắc, dân gian thường gọi với cái tên là nổi mề đay. Các mảng đỏ trên da thông thường sẽ biến mất sau vài giờ, khi cơ thể không còn cảm giác lạnh.

Ngứa trong bệnh gan có xu hướng tồi tệ hơn vào ban đêm và thường bị trầm trọng hơn bởi nhiệt do thời tiết hoặc tắm nước nóng. Một số người có thể bị ngứa ở một khu vực, chẳng hạn như chân tay, lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay, trong khi những người khắc bị ngứa toàn thân.

Bị chuột rút bắp chân khi ngủ

Có 3 lý do sẽ khiến bắp chân bị chuột rút khi ngủ. Đầu tiên là do thiếu oxy cung cấp cho máu do lipid trong máu cao, thứ hai là do thiếu canxi và thứ 3 có liên quan đến vấn đề về gan.

Vì gan cũng chi phối gân cốt nên khi chức năng gan suy yếu thì chất độc trong cơ thể tích tụ, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến gân cốt cơ thể một cách tự nhiên. Hậu quả là bạn sẽ gặp phải tình trạng chuột rút bắp chân dai dẳng khi ngủ. Lúc này cần chú ý xem gan có gặp vấn đề gì hay không để điều trị sớm.

Ngưng thở khi ngủ

Trong hầu hết trường hợp, ngáy không phải điều quá đáng lo (nếu tiếng ngáy có âm lượng bình thường, đều đều). Tuy nhiên, nếu tiếng ngáy của bạn nghe giống như khịt mũi hoặc thở hổn hển, đồng thời bạn luôn cảm thấy thiếu ngủ vào ban ngày, đó là dấu hiệu cho thấy bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Về cơ bản, ngưng thở khi ngủ xảy ra bởi một trong hai lý do: đường hô hấp trên bị tắc nghẽn liên tục trong lúc ngủ, dẫn tới làm giảm hoặc ngừng hoàn toàn luồng khí phát ra; não không gửi các tín hiệu cần thiết để đường hô hấp hoạt động. Dù bởi lý do nào, bạn cũng sẽ bị ngừng thở nhiều lần trong đêm.

Nếu tình trạng này diễn ra liên tục, kèm theo chứng đau đầu hoặc khô miệng khi thức dậy, bạn cần đi gặp bác sĩ ngay. Bởi lẽ, chứng ngưng thở khi ngủ nếu không được kiểm soát sẽ dẫn tới nguy cơ bị huyết áp cao và gây mệt tim.

Ngáy liên tục

Đừng quá hốt hoảng khi bạn thường ngáy ngủ. Rất nhiều người cũng thấy mình có cùng dấu hiệu này, và đây chưa chắc là một vấn đề gì đáng báo động (trừ phi người nằm gần hoặc kế bên bạn không thể chịu đựng được nữa). Tuy nhiên, khi tiếng ngáy của bạn nghe có vẻ như tiếng khịt mũi, tiếng thở hổn hển và đồng thời bạn thấy buồn ngủ héo hắt vào ban ngày, bạn có khả năng bị chứng ngưng thở khi ngủ.

Về cơ bản, ngưng thở khi ngủ xảy ra vì một trong hai lý do. Một là đường hô hấp trên bị tắc trong lúc ngủ khiến luồng khí lưu thông bị giảm hoặc tắc nghẽn hoàn toàn. Hai là do não bộ không gửi các tín hiệu cần thiết để duy trì việc thở trong lúc ngủ. Dù là lý do nào đi nữa thì người mắc chứng này sẽ bị ngưng thở nhiều đợt trong suốt cả đêm.

Nếu dấu hiệu khi ngủ nêu trên thực sự nghiêm trọng đến mức gián đoạn giấc lành của bạn và bạn cũng nhận thấy mình có các biểu hiện khác của chứng ngưng thở khi ngủ (như khi ngủ dậy bị nhức đầu hoặc bị khô miệng) thì nên đi gặp bác sĩ. Chứng này nếu không được kiểm soát sẽ dẫn tới cao huyết áp và gây căng thẳng cho tim.

Thức dậy ướt đẫm mồ hôi

Mỗi lần tỉnh giấc giữa đêm, bạn lại thấy lưng áo mình ướt đẫm mồ hôi. Sáng dậy thì khỏi phải nói, cứ như bạn vừa bước ra từ phòng tắm. Trước tiên, bạn thử cải thiện tình trạng này bằng cách giảm nhiệt độ phòng ngủ và mặc quần áo mỏng nhẹ hơn.

Nếu mọi chuyện vẫn vậy, có thể nguyên nhân là do hormone của bạn có sự thay đổi. Tình trạng tuyến giáp và thời kỳ mãn kinh có thể gây mất cân bằng nội tiết tố, khiến bạn đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.

Giữ chặt đồ đạc khi ngủ

Nhiều người có thói quen khi ngủ thường nằm những tư thế khó khăn và nắm những đồ vật trong giấc ngủ. Điều này chứng tỏ tim yếu, nếu tình trạng này kéo dài, bạn có thể gặp các tình trạng như dễ hồi hộp và đau tức ngực. Những lúc như vậy, bạn nên thử uống một tách trà với quế hoặc cam thảo sẽ có thể cải thiện tinh thần tốt hơn.

Đi tiểu vào ban đêm

Nếu bạn uống nhiều nước trước khi đi ngủ, việc thức dậy một hoặc hai lần một đêm để đi vệ sinh là bình thường. Nhưng nếu bạn thức dậy thường xuyên, có thể bạn đang mắc một số bệnh nghiêm trọng như: bệnh tiểu đường, viêm bàng quang, bệnh thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Nếu tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và sức khỏe nói chung, bạn nên đến bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân.

Đau tức ngực

Nếu bạn gặp tình trạng đau tức ngực thường xuyên khi ngủ, các triệu chứng đi kèm như tức ngực, đánh trống ngực, khó thở và khó chịu, đừng chủ quan mà hãy đi kiểm tra sức khỏe. Đặc biệt, nếu bạn bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, tiểu đường và các bệnh cơ bản khác, tình trạng đau thắt ngực sẽ càng nguy hiểm hơn.

Tay chân lạnh

Dù ngủ trong một môi trường thoải mái, một số người vẫn gặp tình trạng tay chân lạnh ngắt và có xu hướng co tay chân khi ngủ. Điều này cho thấy chức năng của lá lách và thận yếu, động lực của tim là không đủ, dẫn đến chân tay lạnh và luôn ngủ co quắp. Bạn có thể uống một cốc trà gừng và đường nâu sẽ giúp cải thiện tình trạng một cách đáng kể.

Nghiến răng khi ngủ

Bạn rất dễ nhận thấy mình nghiến răng vào ban ngày và cũng dễ dàng kiểm soát tình trạng này. Tuy nhiên, khi nó xảy đến trong giấc ngủ, bạn khó kiểm soát hơn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng này như căng thẳng, lo lắng, một số loại thuốc, lượng caffeine/rượu hoặc thậm chí bạn đang bị bệnh liên quan đến vùng miệng.

Việc bạn cần làm là chữa trị tận gốc vì nếu không, nghiến răng liên tục trong một thời gian dài sẽ làm mòn men răng, gây ê buốt răng, sứt mẻ răng, đau đầu cũng như một số vấn đề răng miệng khác.