Những đối tượng nào nên xét nghiệm nhanh?

Để sàng lọc phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ để cách ly y tế và xét nghiệm khẳng định thì việc xét nghiệm nhanh tại cộng đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

  

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19
(Số liệu cập nhật lúc 16:39 05/04/2020) - Nguồn: Bộ Y tế & Worldometers
Việt Nam Thế giới Mỹ Ý Đức
  Ca nhiễm bệnh
  Ca tử vong
  Ca khỏi bệnh
STT Tỉnh Ca nhiễm Ca tử vong Ca khỏi bệnh

Những đối tượng nào nên xét nghiệm nhanh? - 1

Những đối tượng nên xét nghiệm nhanh

Từ thực trạng này, PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh thành phố Hà Nội khẳng định: Việc xét nghiệm nhanh dịch bệnh Covid-19 có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh tại cộng đồng.

“Thực hiện xét nghiệm sớm, xét nghiệm nhanh sẽ hỗ trợ rất lớn cho việc chẩn đoán và triển khai nhanh chóng kịp thời, hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, qua xét nghiệm nếu phát hiện sớm ca bệnh, người nhiễm bệnh được điều trị kịp thời và công tác xử lý, khoanh vùng, khống chế dịch bệnh được triển khai quyết liệt hơn tránh lây lan rộng ra cộng đồng, bảo vệ tốt sức khỏe nhân dân, hạn chế thấp nhất những ảnh hưởng do dịch bệnh gây ra”, ông Cảm cho hay.

Để tổ chức sàng lọc phát hiện sớm những người nghi ngờ nhiễm dịch bệnh Covid-19 thì thành phố Hà Nội đã chỉ đạo triển khai xét nghiệm sàng lọc bằng test nhanh. Test nhanh này là test nhanh xét nghiệm kháng thể.

Theo ông Cảm, những người nào nhiễm về mặt miễn dịch từ 3 - 5 ngày sau có thể phát hiện được kháng thể với test này.

“Chúng tôi tổ chức triển khai phát hiện sớm những trường hợp nhiễm bệnh để thực hiện các biện pháp phòng dịch kịp thời như cách ly, điều trị, xét nghiệm khẳng định, khoanh vùng, xử lý ổ dịch... không để dịch lây lan rộng ra cộng đồng”, ông Cảm nói.

Hà Nội đã thực hiện triển khai ở những điểm liên quan đến các trường hợp có tiền sử dịch tế đi/đến/ở khu vực có ổ dịch, cụ thể ở đây là khu vực Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian vừa qua từ ngày 10/3/2020.

Theo ông Cảm, ngay khi xuất hiện ca bệnh đầu tiên tại Bệnh viện Bạch Mai, thành phố Hà Nội đã có thông báo rộng rãi cho những người có tiền sử dịch tễ đi/đến/ở khu vực Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ ngày 10/3/2020 đến nay phải cách ly y tế, khai báo y tế. Đồng thời, UBND xã/phường/thị trấn tổ chức rà soát từng hộ gia đình để lập danh sách, yêu cầu phối hợp cách ly các đối tượng đó để đảm bảo nếu các đối tượng đó có mắc bệnh thì không lây lan cho người khác.

Trên cơ sở đó, các phường/xã/thị trấn đã có danh sách và mời đối tượng theo giờ đến điểm xét nghiệm để tránh tụ tập đông người và đạt hiệu quả cao nhất cho công tác xét nghiệm, đảm bảo trật tự, an toàn.

Tuy nhiên, một số người dân chưa nhận được thông tin cụ thể, họ có đến và hỏi việc thực hiện xét nghiệm nhanh.

Xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính, người dân đã yên tâm chưa?

Trước câu hỏi, nếu xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính thì đã đủ yên tâm hay chưa, PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh thành phố Hà Nội khẳng định, đối với việc chẩn đoán dịch bệnh Covid-19, để khẳng định phải dùng xét nghiệm Realtime RT-PCR theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Và toàn thế giới hiện nay đều áp dụng phương pháp này.

Tuy nhiên, để sàng lọc phát hiện sớm những trường hợp nghi ngờ để cách ly y tế và xét nghiệm khẳng định thì việc xét nghiệm nhanh tại cộng đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Test nhanh có 2 loại, 1 loại là phân loại kháng nguyên, 1 loại là phân loại kháng thể. Kháng thể là chất cơ thể sinh ra để chống lại các tác nhân virus

Ông Cảm lý giải, phải có thời gian nhất định thì mới có kháng thể. Khi có kháng thể, có nghĩa rằng cơ thể mình có thể đã xuất hiện vi rút xâm nhập, lúc đó máu mới kích thích để sản sinh ra kháng thể và là dấu hiệu cảnh báo để chúng ta sàng lọc. Khi nồng độ kháng thể đủ lớn thì test mới phát hiện được nhiễm bệnh, còn nếu thấp quá thì cũng chưa phát hiện được nhiễm bệnh.

“Nếu test nhanh có kết quả là dương tính thì cần tiếp tục xét nghiệm khẳng định bằng Realtime PCR. Còn khi test nhanh có kết quả âm tính, chúng tôi khuyến cáo nếu trường hợp tiếp xúc nguồn nhiễm bệnh dưới 7 ngày mà kết quả âm tính thì chưa khẳng định được là có nhiễm bệnh hay không và cần tiếp tục cách ly tại nhà,  khoảng 5-7 ngày sau xét nghiệm lại. Trường hợp tiếp xúc nguồn nhiễm bệnh từ 7 ngày trở lên rồi, mà xét nghiệm âm tính về cơ bản có thể yên tâm, nhưng nguyên tắc vẫn phải tiếp tục cách ly 14 ngày theo quy định và khi có biểu hiện ho, sốt cần báo cho nhân viên y tế tại địa phương để thực hiện xét nghiệm”, ông Cảm khuyến cáo.

Theo Giám đốc Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh thành phố Hà Nội, mục tiêu của xét nghiệm nhanh là phát hiện các trường hợp nghi ngờ để thành phố tổ chức cách ly y tế - tách các trường hợp nhiễm bệnh, xét nghiệm khẳng định, điều trị kịp thời, xử lý ổ dịch, tránh lây lan rộng ra cộng đồng.

Còn với các trường hợp dương tính sau test nhanh sẽ được xét nghiệm khẳng định bằng Realtime PCR có độ chính xác đạt 100%.

Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:

- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.

- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.

- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.

- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.

- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 1900322819009095.

Việt NamThế giớiMỹÝ Tây Ban NhaĐứcPháp