Chuối: Vì chuối có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới nên sẽ không hợp lý nếu đặt một loại trái cây nhiệt đới trong môi trường lạnh. Chuối cần nhiệt độ phòng vì hai lý do: nhiệt độ ấm giúp quả chín, ánh sáng và không khí làm chậm quá trình thối rữa.
Rau thơm tươi: Các loại rau thơm rất khó giữ tươi và nguyên nhân là do chúng được bảo quản không đúng cách. Húng quế, cỏ xạ hương, hương thảo và các loại thảo mộc khác sẽ mất hương vị và bị khô trong tủ lạnh. Bạn có thể bảo quản bằng cách đặt chúng trên mặt bàn, tránh ánh nắng trực tiếp, trong một chiếc cốc nhỏ với phần thân ngập trong nước ở nhiệt độ phòng.
Dầu: Bất kỳ loại dầu nào, dù là dầu thực vật, dừa, ô liu hay một loại dầu ăn khác đều sẽ nhanh chóng cứng lại trong tủ lạnh. Sẽ tốt hơn nếu giữ chúng trong nhà bếp của bạn trên một cái kệ tối và mát mẻ. Dầu hạt là loại dầu duy nhất có thể được làm lạnh.
Gà luộc: Làm lạnh thịt gà đã nấu chín trong hơn 2-3 ngày sẽ làm hỏng nó. Không chỉ hương vị của nó thay đổi mà việc bảo quản ở nhiệt độ lạnh sẽ làm hỏng kết cấu và hương vị của gà. Thậm chí ăn thịt gà nấu chín trong tủ lạnh có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm và nhiều vấn đề tiêu hóa khác.
Mật ong: Giống như dầu, mật ong có thời hạn sử dụng dài và không bị hỏng ở nhiệt độ phòng. Bảo quản mật ong trong tủ lạnh sẽ khiến mật ong bị kết tinh và khó lấy ra khỏi lọ. Thay vào đó bạn nên để chúng trên một kệ ở khu vực mát mẻ.
Xoài xanh không được để trong tủ lạnh vì làm lạnh làm chậm quá trình chín của chúng. Nó cũng làm cho xoài trở nên cứng hơn. Bạn chỉ nên bảo quản xoài chín trong tủ lạnh để giữ xoài chắc, ngọt và tươi.
Cà phê: Độ ẩm trong tủ lạnh có thể gây ra hiện tượng ngưng tụ nước, không tốt cho hương vị của cà phê xay hoặc cà phê nguyên hạt. Thay vào đó, hãy bảo quản cà phê trong hộp kín để cà phê luôn tươi ngon cho đến khi pha.
Theo Healthshots