Những người nên tránh xa nước mía, kẻo "rước bệnh vào người"

Nước mía là thức uống giải khát vô cùng quen thuộc của mọi người. Tuy nhiên vẫn có những "đại kỵ" khi uống mà bạn cần lưu ý để không "rước độc" vào thân.
Những người nên tránh xa nước mía, kẻo rước bệnh vào người - Ảnh 1.

Những lợi ích của nước mía đối với sức khỏe

Ngăn ngừa nhiễm độc gan

Nước mía giàu chất flavonoid và hợp chất phenolic. Flavonoid được biết đến như một chất kháng viêm, chống ung thư, chống oxy hóa, kháng virus và chống dị ứng cơ thể. Vì thế những người bị vàng da do viêm gan, uống nước mía sẽ bảo vệ gan khỏi bị viêm và góp phần kiểm soát mức sắc tố da cam.

Cung cấp năng lượng nhanh

Nước mía có thể giúp bạn tiếp thêm năng lượng trong thời gian ngắn và tránh mất nước trong những ngày nắng nóng. Các loại đường đơn trong món nước này cũng được cơ thể hấp thụ dễ dàng. Điều này có nghĩa là nước mía có thể giúp bạn tăng lượng đường trong cơ thể một cách tự nhiên.

Giúp phòng ngừa bệnh ung thư

Nước mía có chứa nhiều canxi, magie, kali, sắt và mangan nên có tính kiềm. Bên cạnh đó, loại nước này cũng có chứa flavonoid có thể giúp bạn ngăn chặn các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và vú.

Giảm nhẹ bệnh tiểu đường

Nước mía có lượng đường cao nên có thể khiến bệnh nhân tiểu đường cảm thấy lo ngại khi dùng. Tuy nhiên, nếu dùng trong chừng mực, những người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể nhận được một số tác dụng của nước mía. Lượng đường tự nhiên trong loại nước này có chỉ số đường huyết thấp. Điều này có nghĩa là nước mía có thể giúp bạn ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến.

Chống mệt mỏi và phục hồi nhanh sau sốt

Vào những ngày thời tiết nắng nóng thay vì sử dụng các loại nước giải khát hay tăng lực, thì bạn nên sử dụng nước mía. Bởi lẽ hàm lượng đường glucose dồi dào trong nước mía sẽ được cung cấp ngay cho cơ thể giúp bổ sung nước và năng lượng cần thiết.

Nếu bạn bị sốt, nước mía được xem là loại thức uống lý tưởng vì chúng sẽ cung cấp nguồn protein bị mất trong quá trình sốt, hỗ trợ cơ thể phục hồi nhanh hơn.

Thanh lọc thận và chống táo bón

Cũng nhờ vào khả năng làm tăng lượng protein trong cơ thể mà nước mía rất tốt cho thận. Ngoài ra, tính dưỡng ẩm tốt của nước mía giúp cơ thể ngăn chặn và loại bỏ sỏi thận hiệu quả.

Nếu bạn có bệnh dạ dày hay táo bón, hãy để lượng kali trong nước mía giúp hệ tiêu hóa của bạn luôn trong tình trạng hoạt động tốt. Đảm bảo chúng sẽ rất hiệu nghiệm.

Hỗ trợ xương và răng phát triển

Mía giàu canxi nên có thể giúp xương và răng phát triển tốt hơn. Vậy nên, bạn có thể ăn mía bên cạnh việc uống để tận dụng được lợi ích này của mía.

Cải thiện vấn đề răng miệng

Nước mía giàu khoáng chất như canxi và phốt pho nên có thể giúp củng cố men răng và giảm nguy cơ sâu răng. Loại nước này cũng giúp khắc phục tình trạng hơi thở có mùi do sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng kể trên.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Nước mía có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa rất tốt. Kali trong nước mía giúp bạn cân bằng độ pH trong dạ dày, hỗ trợ việc tiết dịch vị tiêu hóa và góp phần giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Nước mía cũng có tác dụng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày.

Những người nên tránh xa nước mía, kẻo rước bệnh vào người - Ảnh 2.

Những người không nên uống nước mía

Người đang uống thuốc

Chất policosanol có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc như thuốc bổ sung, chống đông máu thì không nên uống nước mía. Bởi các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của policosanol, khiến công dụng của nó trở nên vô nghĩa.

Người hay đầy bụng, đường ruột yếu

Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với người có đường ruột yếu, hay đầy bụng và đi phân lỏng thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên.

Chính vì vậy, các chuyên gia cảnh báo, những người có tiền sử "bụng dạ yếu" thì tốt nhất không nên uống hoặc nếu uống thì chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải, tránh dùng quá nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Do vậy, nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.

Người béo phì

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, đường chiếm 70% lượng dinh dưỡng trong nước mía, còn lại là chất béo, đạm và bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Do đó, những người đang muốn giảm cân nên hạn chế loại thức uống này để tránh "phản tác dụng".

Phụ nữ mang thai

Nước mía có tác dụng làm giảm bớt chứng nghén của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau, trong khi thành phần cơ bản của nước mía là đường. Do vậy, nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.

Người bị tiểu đường

Như đã nói ở trên, trong nước mía có khoảng 70% là đường. Đường lại thuộc top thực phẩm "cần hạn chế" của những người mắc bệnh tiểu đường.

Chính vì vậy, những bệnh nhân có tiền sử mắc căn bệnh này tốt nhất không nên uống nước mía để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể luôn ở mức ổn định, tránh để bệnh càng thêm trầm trọng.