1. Đang uống thuốc kháng sinh
Mặc dù, rượu dường như không tác động trực tiếp vào tác dụng của các loại kháng sinh nhưng nó có thể làm chậm phản ứng miễn dịch và khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng hơn.
2. Đang dùng thuốc chống trầm cảm
Uống rượu trong khi đang dùng thuốc chống trầm cảm có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Nó cũng có thể làm tăng mức độ tác dụng phụ bạn có thể gặp phải như chóng mặt, buồn ngủ và phản ứng chậm.
3. Đang cần kiểm soát huyết áp cao
Uống rượu nhiều và thường xuyên có khả năng làm tăng huyết áp. Chỉ cần ngưng uống rượu thì hiện tượng này có thể kiểm soát được trong vài tuần. Nếu bạn là người nghiện rượu nặng, hãy nói chuyện với bác sĩ để được tư vấn cắt giảm từ từ. Huyết áp có thể tăng vọt trong vài ngày nếu bạn đột ngột dừng uống rượu.
4. Khi đang uống thuốc giảm đau
Có 3 loại thuốc giảm đau phổ biến nhất là acetaminophen, aspirin và ibuprofen. Nếu bạn khỏe mạnh và chỉ thỉnh thoảng sử dụng chúng, uống một chút rượu không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Nhưng nếu thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc này đi kèm với thói quen uống rượu có thể làm nặng thêm các vấn đề về thận, gan và dạ dày.
5. Khi đang cố gắng mang thai
Ngay cả uống một chút rượu cũng có thể khiến phụ nữ khó mang thai hơn. Uống nhiều rượu có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt và gây ra vấn đề rụng trứng. Rượu cũng không tốt cho sức khỏe của quý ông, nó có thể làm giảm ham muốn tình dục, giảm chất lượng tinh trùng và thậm chí gây ra bất lực.
6. Khi đang hồi phục sau chấn thương
Não bộ của chúng ta rất nhạy cảm. Ngay cả uống một chút rượu nhẹ cũng có thể làm chậm quá trình phục hồi và làm gián đoạn giấc ngủ, học tập và chức năng tình dục. Một số người nói rằng, rượu ảnh hưởng đến họ nhiều hơn sau khi bị chấn thương não.
7. Đang điều trị chức năng sinh sản
Rượu làm giảm cơ hội thụ thai của bạn khi đang áp dụng phương pháp điều trị thụ tinh ống nghiệm. Nó cũng làm giảm tỷ lệ thành công của thai kỳ. Trong một nghiên cứu, những phụ nữ uống 4 ly/tuần có tỷ lệ sinh thành công thấp hơn. Khi cả hai cha mẹ đã uống 4 ly/ tuần, tỷ lệ này thậm chí còn giảm hơn nữa.
8. Đang mang thai
Người mẹ uống rượu trong thai kỳ có thể khiến thai nhi mắc phải một loạt các khuyết tật bẩm sinh về thể chất và tinh thần, được gọi là rối loạn phổ rượu của thai nhi. Các nhà khoa học không đưa ra mức độ rượu được cho là an toàn với phụ nữ đang mang thai. Vì vậy, tốt nhất là các bà bầu nên kiêng rượu hoàn toàn trong cả thai kỳ.
9. Sau đột quỵ
Rượu có thể tác động tiêu cực đến các tác dụng của thuốc điều trị sau đột quỵ. Đột quỵ cũng có thể khiến bạn nhạy cảm hơn với các tác động của rượu như các vấn đề về giấc ngủ, thăng bằng và nói chậm.
10. Đang cho con bú
Khi người mẹ uống rượu, nồng độ cồn vào sữa mẹ sẽ tương đương với máu. Bất kỳ lượng rượu nào cũng có thể gây ra vấn đề cho sự tăng trưởng, phát triển tinh thần hoặc giấc ngủ của bé. Nếu bạn có uống rượu, hãy đợi ít nhất 2 đến 3 giờ sau đó hãy cho con bú để giảm tối đa tác động của chúng vào sữa mẹ.