Tác hại khi ăn nho
Nguy cơ tăng cân
Nho là loại trái cây chứa nhiều calo, vì thế ăn nho nhiều và thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng tăng cân, nhất là với những người không có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh.
Có thể bị táo bón
Nho là thực phẩm giàu chất xơ, cho nên ăn nho có thể giúp hệ tiêu hóa của cơ thể hoạt động tốt, ngăn ngừa chứng táo bón. Tuy nhiên, khi được tiêu thụ quá nhiều chất xơ trong nho lại cho "tác dụng ngược", tức là có thể dẫn đến tình trạng táo bón.
Gây rối loạn tiêu hóa
Khi bạn ăn quá nhiều nho, thành phần axit salicylic trong nho có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như đau bụng, đầy hơi, thậm chí là tiêu chảy.
Trong một nghiên cứu, những người ăn hạt nho đã bị đau ruột thừa, vì hạt của quả nho khó tiêu và bã của trái cây này cũng có thể gây đau bụng cấp tính.
Ngoài ra, ăn nho quá nhiều và thường xuyên cũng có thể khiến bạn bị hội chứng ruột kích thích. Nho chứa chất xơ không hòa tan và nó có thể kích thích đường tiêu hóa.
Gây biến chứng khi mang thai
Nho tốt cho phụ nữ mang thai nếu được ăn trong một lượng cho phép. Tuy nhiên, nếu bà bầu ăn nho quá nhiều, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ nhất sẽ có nguy cơ gặp phải các vấn đề về tuyến tụy ở thai nhi đang phát triển hay các tình trạng sức khỏe khác...
Gây nghẹt thở ở trẻ em
Nho có kích thước khá nhỏ và có hình tròn, cho nên đây là loại trái cây có thể gây hóc nghẹt đối với những trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 12 tháng tuổi. Vì thế, nếu bạn muốn tập cho bé ăn nho, bạn nên cắt nhỏ quả nho, loại bỏ hạt trước khi cho bé thưởng thức.
Có thể bị dị ứng
Mặc dù tình trạng dị ứng nho là rất hiếm, nhưng nó vẫn có thể xảy ra. Một loại protein có tên là protein chuyển lipid nho được phát hiện là có thể gây ra các phản ứng dị ứng trên cơ thể như ngứa, phát ban, sưng mặt. Một số trường hợp hiếm gặp có thể gây sốc phản vệ.
Làm trầm trọng các vấn đề về thận
Thông thường, những người bị bệnh thận mãn tính giai đoạn cuối và bệnh tiểu đường sẽ phải hạn chế ăn một số loại thực phẩm, trong đó bao gồm cả quả nho. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ giữa nho với các tác dụng phụ đối với thận ở người, nhưng bạn vẫn nên thận trọng.
Thực phẩm "đại kỵ" tuyệt đối không ăn chung với quả nho
Sữa tươi
Đứng đầu đại diện trong danh sách "tứ đại kỵ" không nên dùng chung với nho, sữa tươi có hàm lượng protein rất cao, cần thiết và cực tốt cho sức khỏe con người. Nếu bạn ăn nho xong mà uống thêm sữa tươi thì đại hại.
Trong nho lại chứa hàm lượng axit cao như axit tartaric, axit malic và axit xitric,... và cả vitamin C. Khi protein trong sữa gặp các hoạt chất axit trên thì sẽ gây ra hiện tượng kết tủa, kể cả vitamin C. Từ đó, cơ thể không thể chuyển hóa được và gây ra các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa,...
Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên ăn nho sau khi đã uống sữa được ít nhất 1 tiếng.
Nhân sâm
Nhân sâm là loại dược liệu quý hiếm và có công dụng rất tốt với sức khỏe con người. Tuy vậy, trong quả nho lại chứa axit tannic, đây là một loại polyphenolic, khi thủy phân tạo ra glucose, axit gallic hoặc các axit polyphenolic khác nên khi ta ăn nho sẽ cảm nhận vị ngọt.
Loại axit này lại phản ứng với protein trong nhân sâm, làm biến đổi cấu trúc và gây hiện tượng kết tủa, làm giảm hiệu quả, chức năng của củ sâm đồng thời gây hại cho sức khỏe.
Hải sản
Trong hải sản như tôm biển, cá biển hay cua biển đều chứa hàm lượng protein cao, nếu bạn vừa ăn hải sản xong và thưởng thức một vài quả nho để tráng miệng thì không tốt chút nào đâu nhé
Nho chứa hoạt chất là axit tanic, nó phản ứng với protein trong thực phẩm gây ra kết tủa, từ đó giảm đi giá trị dinh dưỡng của protein và gây kích thích đường tiêu hóa gây chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và nhiều triệu chứng khác.
Thực phẩm chứa nhiều Kali
Kali là hoạt chất rất tốt cho cơ thể, tuy vậy nếu quá liều rất dễ gây ra nhiều biến chứng không tốt như co thắt đường tiêu hóa, tăng nồng độ kali trong máu dẫn đến đầy bụng hoặc tiêu chảy, thậm chí là rối loạn nhịp tim.
Vì vậy, nếu bạn đã tiêu thụ các loại thực phẩm giàu kali như tảo bẹ, rong biển, chuối, hạnh nhân và các loại đậu khác,… thì nhất định phải đợi hai hoặc ba tiếng sau đó mới được ăn nho để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Những người không nên ăn nho
Người bị bệnh đường ruột
Thành phần trong nho có rất nhiều chất xơ, lượng chất xơ này không ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của đường ruột. Tuy nhiên, khi ăn quá nhiều nho, lượng chất xơ sẽ tăng lên. Nếu không thường xuyên ăn nhiều chất xơ, bạn sẽ thấy khó chịu trong bụng khi nạp vào một lượng lớn chất xơ từ nho. Khi cơ thể không tiêu hóa được hết chất xơ, lượng chất xơ ứ đọng lại khó thải ra ngoài, đó là một dấu hiệu của táo bón. Đôi khi, chất xơ lại có tác dụng ngược lại, gây tiêu chảy vì cơ thể cố gắng để thải chất xơ ra ngoài.
Người béo phì
Nho chứa tương đối ít calo, nhưng khoảng 30 quả nho chứa chưa đến 105 calo. Nếu bạn thấy ngon miệng mà ăn hết cả túi thì lượng calo nạp vào cơ thể tương đương với cả một bữa ăn. Nếu bạn thường xuyên ăn nho mà không định trước suất ăn của mình thì số calo thêm vào này sẽ khiến bạn tăng cân.
Người bị viêm loét dạ dày
Trong 125 mL (½ cốc) nước ép nho chứa tới 23-66 mg vitamin C sẽ không tốt cho những người mắc bệnh viêm loét dạ dày. Do vậy những người mắc bệnh này nên hạn chế hoặc không nên ăn nho.
Người bị tiểu đường
Trong 100 gam thịt quả nho sẽ chứa 10 đến 12 gam đường gluco và fructose dễ hấp thụ. Vì thế, khi ăn loại quả này, lượng đường huyết trong máu sẽ tăng cao. Do vậy, nếu bạn mắc phải căn bệnh tiểu đường thì nên hạn chế sử dụng loại quả này, ăn càng ít càng tốt và nên tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ điều trị.
Người đang điều trị bệnh tăng huyết áp
Nho với thuốc ức chế calcium làm chậm chuyển hóa thuốc. Cho nên đang điều trị bệnh tăng huyết áp nên kiêng hoặc ăn ít, uống ít nước nho để tránh gây tăng hiệu lực của thuốc không kiểm soát được (Diltiagem, Verapamil). Các thuốc ức chế men chuyển (Benzapril, captopril) để chữa tăng huyết áp cũng tương tác với kali trong nho, cho nên khi dùng thuốc đó tránh hoặc ăn ít nho.
Người bị bệnh răng miệng
Những người đang mắc bệnh về răng miệng, đặc biệt là đang đau răng, nếu ăn nhiều nho tươi hay uống nhiều nước nho sẽ khiến bệnh bị nặng hơn. Người bị tăng huyết, bệnh nhân ghép tim, thận và giác mạc… không nên ăn nho và nước nho đỏ.
Cách ăn nho đúng
Để tránh mắc phải các vấn đề sức khỏe khi ăn nho, bạn cần biết cách ăn thức quả này an toàn, đó là:
Rửa nho thật sạch dưới vòi nước, rồi ngâm trong nước muối loãng từ 15 - 20 phút, sau đó rửa lại lần nữa dưới vòi nước sạch.
Ăn nho với mức độ vừa phải. Người bình thường có thể ăn từ 200 - 400gr nho mỗi ngày.
Những người đang có các vấn đề sức khỏe như mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn nho.
Có thể thấy, những tác hại của nho đều không quá nghiêm trọng và chỉ xảy ra khi bạn ăn chúng quá nhiều. Do đó, chỉ cần bạn tiết chế lại lượng ăn, đảm bảo rửa sạch nho trước khi ăn thì loại thực phẩm này đáng để thêm vào danh sách các loại trái cây bổ dưỡng và an toàn.