Mướp đắng
Mướp đắng hay còn được gọi là trái khổ qua. Loại quả này rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu rất tốt cho sức khỏe, và có vị đắng đặc trưng. Rất nhiều người không ăn được vì vị đắng của nó.
Khổ qua cũng là một loại thuốc tự nhiên để giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Hàm lượng chất chống oxy hóa trong nó cũng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra.
Mướp đắng phơi khô lên nấu lấy nước để tắm cho trẻ em rất mát trị mẩn ngứa rôm sảy.
Ngoài ra, trong hạt mướp đắng có một loại chất ức chế protease giúp ức chế tế bào ung thư bài tiết protease, từ đó ức chế tế bào ung thư chuyển dịch và xâm lấn lan sang các vùng khác.
Cải xoăn
Cải xoăn được gọi là nữ hoàng rau xanh. Cải xoăn rất giàu vitamin A, vitamin C và canxi. Cải xoăn có chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ như carotenoid và flavonoid, giúp bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư. Nó cũng là loại thực phẩm giải độc hoàn hảo cho gan của bạn. Luôn chắc chắn rằng bạn thêm các loại thực phẩm có vị đắng trong chế độ ăn uống để có một cuộc sống khỏe mạnh.
Ca cao
Không phải ai cũng thích sô cô la đen có vị đắng. Nhưng sô cô la đen rất tốt cho sức khỏe do chứa một lượng ca cao. Bột ca cao được làm từ hạt của cây ca cao và có vị đắng ở dạng thô. Vị đắng là do sự hiện diện của polyphenol và chất chống ô xy hóa trong đó, có thể mở rộng mạch máu và giảm viêm.
Ca cao cũng chứa nhiều khoáng chất như kẽm, đồng, mangan, magiê và sắt.
Cần tây
Cần tây cũng nằm trong danh sách loại rau có vị đắng nhưng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trong việc phòng bệnh ung thư. Bởi, trong cần tây có chứa nhiều vitamin khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó, cần tây còn có tính mát nên rất thích hợp với những người bị nóng trong. Đặc biệt, loại rau này có hàm lượng calo thấp nên những người có ý định giảm cân có thể thêm cần tây vào thực đơn mỗi ngày của mình để thấy rõ hiệu quả mà nó mang lại.
Ngải cứu
Ngải cứu từ lâu được Đông y tin tưởng lựa chọn để chữa bệnh đau khớp, viêm khớp, giảm các cơn đau bụng. Không chỉ thế, nó còn có tác dụng phòng chống ung thư, tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả nhờ chất artmisinin. Chất artmisinin khi đi vào cơ thể sẽ khiến cho tế bào ung thư bị nhiễm độc và tác dụng với chất sắt có trong cơ thể tạo thành các gốc tự do, ‘tiêu diệt’ tế bào ung thư.
Các loại rau đắng
Rau đắng, cải tàu bay, rau diếp đắng, rau bồ công anh, cải xoăn và củ cải trắng là những thực vật không chỉ bảo vệ gan mà còn kiểm soát cholesterol, lượng đường trong máu và chuyển hóa chất béo. Rau bồ công anh chứa vitamin A, C, K và canxi phong phú. Rau argula chứa các khoáng chất thiết yếu như beta carotene, vitamin C và sắt.
Cà tím
Cà tím cung cấp nhiều dinh dưỡng thực vật, trong đó có các thành phần như nasunin và axit chlorogenic. Nó chứa nhiều vitamin K, đồng, vitamin C, vitamin B6, folate, và niacin rất tốt cho xương. Cà tím giúp cải thiện lưu lượng máu. Ngoài ra, các chất xơ được tìm thấy trong cà tím rất hữu ích cho những người đang cố gắng giảm cân.
Trà xanh
Trà xanh có nhiều lợi ích sức khỏe bao gồm giảm cân, tiêu hóa tốt hơn, miễn dịch và cải thiện sức khỏe tim mạch. Nó có vị đắng tự nhiên do sự hiện diện của catechin và polyphenol.
Thay thế tách trà hoặc cà phê thông thường bằng trà xanh có thể giúp bạn theo nhiều cách. Hai tách trà xanh mỗi ngày là tất cả những gì bạn cần để giữ sức khỏe.
Vỏ cam quýt
Các loại trái cây có múi như chanh và cam chứa nhiều vitamin C và thường có vị trí trong chế độ ăn uống của bạn do hương vị thơm.
Tuy nhiên, vỏ của những trái cây có múi mà chúng ta bỏ đi cũng lành mạnh và bổ dưỡng không kém. Vỏ ngoài có vị đắng do chứa flavonoid, giúp bảo vệ quả khỏi sâu bệnh.
Trên thực tế, vỏ này chứa hàm lượng flavonoid cao hơn bất kỳ phần nào khác của trái cây. Bạn có thể bào vỏ và thêm chúng vào món ăn để có hương vị và sức khỏe tốt hơn.