Một nốt ruồi bình thường sẽ có hình tròn hoặc gần giống hình tròn. Kích thước nhỏ (dưới 8mm) và có màu hồng, rám nắng hoặc nâu. Chúng thường phẳng hoặc chỉ nhô lên 1 chút so với làn da của bạn.
Nốt ruồi thường có thể bẩm sinh hoặc sau này mới hình thành nhưng sẽ không gây đau, ngứa, thay đổi màu sắc. Có thể mọc ở nhiều nơi trên khắp cơ thể, có lông hoặc không có lông.
Cách nhận biết nốt ruồi ung thư
Nhìn chung, hầu hết các nốt ruồi đều vô hại, chủ yếu chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Nhưng cũng có 1 số nốt ruồi vốn là ung thư hắc tố, hoặc do tiếp xúc với các kích thích bên ngoài (như ma sát, ánh sáng...) mà hình thành ung thư với 5 biểu hiện sau đây:
1. Thay đổi kích thước và cạnh
Nếu phát hiện thân nốt ruồi đột nhiên to ra trong thời gian ngắn, hoặc viền thân nốt ruồi thay đổi thì nên cảnh giác với ung thư da.
2. Bề mặt đột ngột trở nên cứng hoặc mềm
Một nốt ruồi bình thường sẽ có độ cứng giống như vùng da xung quanh nó. Nếu phát hiện thấy nốt ruồi của mình bỗng nhiên cứng lên hay mềm đi nhiều thì rất có thể bệnh ung thư đang tới.
3. Màu sắc bất thường
Các nốt ruồi lành tính có màu sắc đồng đều trên toàn bộ diện tích của chúng. Chủ yếu là màu nâu và đen nhạt.
Khi nhận thấy màu sắc của nốt ruồi loang lổ, không đều màu hoặc đột nhiên đậm lên hoặc đổi màu khác thì cần đề phòng khả năng chuyển hóa ác tính.
4. Thay đổi hình dạng
Nốt ruồi đột nhiên lõm xuống hoặc nhô cao hẳn lên, có các hình dạng lạ như mặt trăng, ngôi sao, đa giác… cũng là dấu hiệu của ung thư da.
5. Gây khó chịu hoặc tổn thương bất thường
Bề mặt của nốt ruồi lành tính thường nhẵn và phẳng, không gây cảm giác khó chịu. Còn nốt ruồi ung thư sẽ thường sần sùi hoặc gây bong tróc, nứt nẻ, ngứa ngáy, chảy máu, đóng vảy, sưng đỏ, lở loét…
Nốt ruồi ở 6 vị trí này dễ trở thành ung thư
Mặc dù nốt ruồi xuất hiện trên cơ thể là tình trạng rất phổ biến nhưng có 1 số vị trí mọc nốt ruồi sẽ làm tăng cao nguy cơ ung thư. Đặc biệt là 6 vị trí sau đây:
1. Vùng thắt lưng
Đây là vùng da bị chèn ép, bí bách, cọ xát rất nhiều khi mặc đồ lót, đeo thắt lưng, hay quần áo hằng ngày. Điều này làm tăng nguy cơ trở nốt ruồi ở vị trí này trở thành ung thư.
2. Khu vực đường viền cổ
Nốt ruồi ở vùng viền cổ cũng cần được chú trọng hơn các bộ phận khác. Bởi vì vùng này hàng ngày dễ bị cổ áo cọ xát, hay đeo trang sức lại phải tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn.
3. Lòng bàn tay
Nốt ruồi ở lòng bàn tay hằng ngày cũng phải chịu nhiều ma sát, nhất là nốt ruồi ở rãnh móng tay. Bởi vì rãnh móng của chúng ta nối liền với da dưới móng, nếu nốt ruồi mọc dưới móng sẽ bị móng bít lại. Nếu chúng có thay đổi gì thì cũng khó thấy được.
4. Chân
Bàn chân, nhất là phần lòng bàn chân cũng là vị trí phải chịu nhiều áp lực và ma sát liên tục mỗi ngày đi đi lại, đeo giày dép. Nên không khó hiểu khi các nốt ruồi mọc ở vị trí này có nguy cơ chuyển biến thành ung thư da cao hơn.
5. Vùng kín
Đây là vị trí được “che chắn” cẩn thận nhất, nhiều lớp quần áo và tiếp xúc với các bề mặt mỗi khi ngồi. Chưa kể, da vùng kín rất nhạy cảm, lại hay ẩm ướt, nhiều loại vi khuẩn nên dễ hình thành các nốt ruồi hắc tố.
6. Đỉnh đầu
Tổn thương mãn tính do ánh nắng mặt trời là 1 trong những nguyên nhân chính gây ung thư da, bao gồm cả ung thư hắc tố trên nốt ruồi.
Trong khi đó, đỉnh đầu tiếp nhận nhiều tia cực tím từ mặt trời hơn trong cuộc sống. Cũng thường bị lực kéo do buộc tóc, dễ ẩm ướt khi đội mũ hoặc tác động gãi thường xuyên… Nhưng lại khó nhìn thấy, ít được quan tâm và vệ sinh thường xuyên hơn nên nguy cơ chuyển thành ung thư khi có nốt ruồi ở vị trí này rất cao.
Để phòng ngừa ung thư hắc tố, hãy tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở cường độ cao, nhất là thời gian từ 11h đến 13h dù trời có nhiều mây. Nếu phải ra ngoài nhớ dùng kem chống nắng, mang theo đồ chống nắng như ô, mũ hay kính râm. Ngoài ra, nên gặp bác sĩ da liễu ít nhất một lần một năm để kiểm tra.
Nguồn cà ảnh: KKnews, Cancer123, Lifetimes