Bệnh tiểu đường không hiếm gặp trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, đây là một bệnh chuyển hóa mãn tính. Một khi đã mắc bệnh tiểu đường thì không có cách nào chữa khỏi, bạn chỉ có thể duy trì mức bình thường bằng cách tiêm insulin hoặc uống thuốc hạ đường huyết. Một khi đã phát triển thành biến chứng dễ gây tổn thương các cơ quan, dây thần kinh và gây ra các bệnh khác nghiêm trọng hơn. Do đó, việc kiểm soát lượng đường trong máu là điều vô cùng quan trọng.
Cô Trương ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc năm nay 36 tuổi, là giáo viên dạy tiếng Trung của trường tiểu học. Cuối năm ngoái, công việc giảng dạy của cô bận rộn hơn rất nhiều. Trong thời gian đó, ngày nào cô cũng dạy thêm cho học sinh nên thường xuyên kiệt sức. Lúc này, cô thường cảm thấy tim đập nhanh, hơi đau bụng, nhưng vì nghĩ đến học sinh nên đành cố gắng chịu đựng.
Ảnh minh họa.
Sau khi môn thi cuối cùng hoàn thành, cô đột nhiên ngất xỉu trong lớp. Khi được đưa đến bệnh viện, bác sĩ nhận thấy lượng đường huyết lúc đói cao tới 21,8 mmol/L, trong khi chỉ số đường huyết lúc đói của người bình thường chỉ là 3,9 - 6,1 mmol/L.
Cô được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, rồi rơi vào trạng thái hôn mê. Sau 8 tiếng cấp cứu, cô đã qua đời.
Khi người chồng đến, cô đã không tỉnh lại được nữa. Anh bật khóc và lẩm bẩm: "Vợ tôi không bao giờ ăn đồ ngọt, vậy làm sao cô ấy lại bị tiểu đường".
Qua điều tra và tìm hiểu, người ta phát hiện ra rằng trong đời cô Trương rất ít ăn đồ ngọt, điều này cũng khiến mọi người thắc mắc tại sao bị bệnh tiểu đường mà không ăn đồ ngọt. Trên thực tế, việc tăng lượng đường trong máu không chỉ liên quan đến việc ăn quá nhiều đồ ngọt. Nhiều loại thực phẩm mà bạn ăn hằng ngày có thể không ngọt nhưng lại có thể khiến lượng đường trong máu tăng bất thường.
1. Cà tím kho
Cà tím không có mùi vị, nhưng khi được xào hay kho thì trở thành món ăn yêu thích của nhiều người. Trong quá trình nấu ăn, người nấu thường cho một lượng lớn dầu ăn và gia vị. Việc ăn mặn và nhiều dầu mỡ dễ gây tăng cân. Trên thực tế, cô Trương tuy cao 1m55 nhưng lại nặng tới 70kg. Nếu béo phì sẽ làm suy yếu chức năng trao đổi chất của cơ thể và tăng lượng đường trong máu.
Đăc biệt, cô Trương rất thích dùng mỡ heo để chiên xào. Mỡ heo có mùi thơm khi xào nấu, nhưng nó chứa nhiều axit béo no, sử dụng quá nhiều cũng sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao, gây ra hàng loạt tác hại không đáng có.
2. Súp lơ xào
Súp lơ trắng thường được coi là loại rau ít calo , có tác dụng giảm cân. Nhưng súp lơ khi được xào cần rất nhiều dầu, thường được xào cùng với thịt heo. Cô Trương thường ăn món này trong căng tin nhà trường mỗi ngày, nghĩ là không sao nhưng theo thời gian nó lại khiến lượng đường trong máu không ngừng tăng cao.
3. Các món nhiều tinh bột
Người miền Bắc Trung Quốc rất thích các món làm từ bột như bánh bao, quẩy, bún, mì, cơm… Dù là loại gì đi chăng nữa, những món này không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người dân. Tuy nhiên, những món này đều chứa quá nhiều tinh bột, hàm lượng carbohydrate cao, dễ dẫn đến tăng lượng đường trong máu.
4. Xúc xích
Xúc xích là một trong những món ăn được nhiều người trẻ vô cùng thích ăn, vị ngon và đặc biệt là rất tiện lợi, có nhiều hương vị. Cô Trương cũng có thói quen này, đặc biệt là vào những lúc quá bận rộn không có thời gian đi ăn, cô sẽ ăn vài cây xúc xích lót dạ qua bữa.
Mặc dù rất tiện lợi nhưng trong xúc xích chứa quá nhiều chất phụ gia saccharin và các chất khác. Hơn nữa xúc xích rất mặn, nếu ăn thường xuyên sẽ dễ làm tăng lượng đường trong máu và huyết áp, đồng thời còn dễ gây béo phì.