Mỹ phát hiện biến thể virus Corona "lây siêu nhanh" từ Nam Phi Biến thể COVID-19 tại Nam Phi có độc lực "rất đáng lo ngại"
Ảnh minh họa AP.
Theo hãng thông tấn EFE, ít nhất hai bệnh nhân được xác nhận đã đồng thời bị nhiễm hai chủng virus khác nhau, bao gồm cả đột biến được phát hiện trước đó ở Nam Phi.
Đồng thời, những bệnh nhân này có các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình và đã hồi phục vào tháng 11/2020 mà không cần nhập viện.
Một cuộc khảo sát cho thấy có ít nhất 5 chủng COVID-19 khác nhau đang lây lan ở phía Nam bang Rio Grande do Sul của Brazil, bao gồm cả chủng chưa từng được biết đến trước đây có tên là VUI-NP13L.
Đến nay, Brazil đã phát hiện hơn 9 triệu ca nhiễm COVID-19, xếp thứ ba thế giới, tuy nhiên, xét về số ca tử vong, nước này chỉ đứng sau Mỹ, với hơn 221.000 ca.
Tính đến chiều 29/1, toàn thế giới ghi nhận hơn 101 triệu ca nhiễm và gần 2,2 triệu ca tử vong vì COVID-19.
Trong báo cáo thường kỳ phát đi ngày 27/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo, biến chủng dễ lây lan hơn của virus SARS-CoV-2, được định danh là VOC 202012/01 hoặc B.1.1.7, được phát hiện lần đầu tiên ở Anh hồi tháng 10/2020, hiện đã lây lan ra 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng thêm 10 quốc gia so sau một tuần.
Thủ tướng Anh Boris Johnson tuần trước cảnh báo, các nghiên cứu của chuyên gia nước này mới đây đã chỉ ra rằng chủng virus mới này có thể gây chết người nhiều hơn, nhưng WHO đã trấn an rằng, “kết quả đó là sơ bộ và cần có thêm phân tích để chứng thực thêm những phát hiện của Anh”.
Cũng theo WHO, biến chủng 501Y.V2, xuất hiện lần đầu tiên ở Nam Phi cuối năm ngoái, đã được ghi nhận ở 31 quốc gia. Một biến chủng khác được tìm thấy lần đầu ở Brazil, cũng được xác nhận đã lây lan ra ít nhất 8 nước.
Đáng chú ý, giới chuyên gia cảnh báo biến chủng 501Y.V2 có khả năng lây nhiễm với cả những người từng nhiễm các chủng virus SARS-CoV-2 được phát hiện trước đó, dấy lên lo ngại hiệu quả của vaccine, vốn được phát triển dựa trên các chủng virus cũ.