Đến hẹn lại lên, ngày "đèn đỏ" luôn là những ngày vô cùng mệt mỏi và khó chịu với hầu hết các bạn nữ. Vì đây là thời điểm đặc thù cơ thể phái nữ trở nên nhạy cảm và yếu ớt hơn nên chị em phải đặc biệt chú ý đến sức khỏe.
Kinh nguyệt rất quan trọng đối với phụ nữ, nó không chỉ tượng trưng cho khả năng sinh sản của phụ nữ mà còn tượng trưng cho sức khỏe của tử cung. Đồng thời hệ miễn dịch của cơ thể trong giai đoạn này còn yếu nên bạn hãy chuẩn bị tinh thần để đề phòng, tránh những việc không làm được và ăn thêm những thực phẩm có lợi để giúp nâng cao sức đề kháng và giảm các triệu chứng khó chịu.
1. Không tập thể dục cường độ cao
Các môn thể thao vận động mạnh như nhảy cao, nhảy xa, chạy, bóng đá... có thể gây ra hoặc làm nặng thêm cảm giác khó chịu trong kỳ kinh nguyệt, thậm chí gây đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt. Một số bài tập sức bền làm tăng áp lực vùng bụng như cử tạ, đẩy tạ… cũng nên tránh hết sức có thể nếu không sẽ gây rong kinh.
2. Không ăn đồ lạnh
Đó là những thực phẩm có tính lạnh được đề cập trong Đông y như lê, chuối, củ mã thầy, nghêu, sò, hến, đỗ đen, đậu nành, rau mồng tơi, dưa gang, mướp, bầu, bí đỏ…. Hầu hết những thực phẩm này đều có công năng thanh nhiệt, giải độc, dưỡng âm, hạ hỏa, ăn bình thường có lợi cho cơ thể con người, tuy nhiên trong thời kỳ kinh nguyệt không nên ăn hoặc ăn ít những thực phẩm này nếu không sẽ dễ gây đau bụng kinh và kinh nguyệt không đều.
3. Không uống nước trà đặc
Hàm lượng caffein cao trong chè sẽ kích thích thần kinh và hệ tim mạch, dễ sinh ra chứng đau bụng kinh, chậm kinh và máu kinh ra nhiều. Đồng thời axit tannic có trong trà mạnh sẽ làm cơ thể không hấp thu được sắt dẫn đến thiếu máu thiếu sắt.
4. Không nhổ răng
Không nên nhổ răng trong thời kỳ kinh nguyệt vì thời điểm này số lượng tiểu cầu trong cơ thể người phụ nữ giảm và độ đông máu cũng thấp hơn bình thường. Nếu phẫu thuật chấn thương lúc này kể cả nhổ răng có thể khó cầm máu dẫn đến chảy máu nhiều hơn và lâu hơn so với phẫu thuật thông thường.
5. Không dùng thuốc bôi âm đạo điều trị viêm nhiễm phụ khoa
Nên tạm dừng sử dụng thuốc bôi, thuốc đặt, viên sủi… để điều trị viêm âm đạo. Do trong thời kỳ kinh nguyệt niêm mạc tử cung xung huyết có lẫn máu ở âm đạo, rất thích hợp cho sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn, nếu bôi thuốc âm đạo tại chỗ lúc này hơi bất cẩn sẽ làm cho vi khuẩn xâm nhập ngược vào tử cung.
6. Không quan hệ tình dục
Lý do đầu tiên của việc không quan hệ tình dục trong thời kỳ kinh nguyệt là để tránh nhiễm trùng hệ thống sinh sản. Khi phụ nữ hành kinh, nội mạc tử cung (lớp mô trong tử cung) bong ra và rơi ra từng mảng.
Trong quá trình giao hợp kinh nguyệt, rất dễ đưa vi khuẩn xung quanh âm hộ và tầng sinh môn (phần giữa cửa âm đạo và hậu môn) vào âm đạo, cổ tử cung và thậm chí vào tử cung, vi khuẩn phát triển và sinh sôi ở nơi có máu và viêm nhiễm xảy ra được gọi là viêm nội mạc tử cung không chỉ gây sốt và đau bụng dưới mà còn làm tăng lượng máu kinh và kéo dài thời gian hành kinh.
Phụ nữ nên ăn gì nhiều hơn trong thời kỳ kinh nguyệt?
- Quả chà là: có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, cơ thể suy nhược do tiêu hao quá nhiều khí, huyết trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Chuối: Chuối chứa vitamin B6 có tác dụng an thần giảm bất ổn cảm xúc, dễ bị thay đổi tâm trạng và giảm đau bụng kinh.
- Mật ong: Dưới ảnh hưởng của nội tiết trong thời kỳ kinh nguyệt, tính hưng phấn của vỏ não sẽ giảm và khả năng miễn dịch giảm, mật ong rất giàu khoáng chất, có thể thúc đẩy điều hòa nội tiết, tăng cường sức đề kháng.
- Rau chân vịt: Các tế bào nội mạc tử cung tiết ra prostaglandin và các chất chống viêm khác. Vào cuối chu kì kinh, do thay đổi nồng độ hormone sinh dục nên prostaglandin được tiết ra nhiều hơn. Ngoài đau bụng, prostaglandin còn gây triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nôn, và tiêu chảy. Rau chân vịt rất giàu vitamin E có thể làm giảm sự bài tiết của prostaglandin.
Nguồn: Familydoctor, Women39, Pinterest