Sống trọn thanh xuân…
Video "Cùng sống trọn thanh xuân" với nội dung vui tươi, hài hước đã khắc họa nhiều cá tính, quan điểm sống khác nhau đại diện cho các kiểu phụ nữ tiêu biểu. Người thì nghĩ rằng để sống trọn thanh xuân chúng ta phải bay bổng theo những ước mơ, hoài bão, dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp? Người lại nói sống trọn thanh xuân có phải là làm trọn vẹn những thiên chức: làm mẹ, làm vợ, làm một người "nữ công gia chánh"? Hay với một vài cô gái khác, đơn giản hơn là sống hết mình vì chính bản thân mình, mua bất cứ thứ gì mình thích, đi du lịch khắp nơi và tìm một người để yêu say đắm?
Bất cứ cô gái nào cũng xứng đáng được sống theo lý tưởng của mình. Dù là ở độ tuổi nào, cuộc đời mỗi người luôn có những cột mốc đáng nhớ.
Năm 17 tuổi, bắt được con ve sầu, tưởng đâu có cả một mùa hè trong tay…
Năm 21 tuổi, "bắt" được một chàng crush, tưởng đâu có cả một cuộc đời…
Năm 26 tuổi, "bắt" được tất cả những thứ mình muốn, tưởng đâu thanh xuân này không còn gì để hối tiếc.
Phụ nữ được khuyên nhủ nên sống hết mình vì nhiều lý tưởng cao đẹp, phải quẳng gánh lo đi mà sống. Thế nhưng ít ai nhắc nhở họ rằng để tận hưởng trọn vẹn thanh xuân phải chuẩn bị gì? Phụ nữ đâu biết rằng họ luôn có những "kẻ thù" rình rập, chực chờ lấy đi sức khỏe, thậm chí là cả sinh mạng của mình. Một trong số đó là căn bệnh ung thư cổ tử cung.
… Một cách thật trọn vẹn!
Có thể bạn đã từng nghe về căn bệnh ung thư cổ tử cung (UTCTC). Nhưng bạn đã biết gì về những ảnh hưởng của căn bệnh đáng lo ngại này?
Ung thư cổ tử cung là mối đe dọa đến tương lai và thanh xuân của người phụ nữ. (Ảnh minh họa)
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là căn bệnh ung thư phổ biến thứ ba ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15-44 tuổi1.
Mỗi năm Việt Nam có khoảng 4,177 ca mắc mới và 2,420 ca tử vong do UTCTC1. Đồng nghĩa, mỗi ngày ung thử cổ tử cung cướp đi sinh mạng của 7 người phụ nữ Việt1.
Trong đó, 99,7% ung thử cổ tử cung có liên hệ chặt chẽ với vi rút HPV2.
Và, 80% phụ nữ có nguy cơ nhiễm vi rút HPV ít nhất 1 lần trong đời, tỷ lệ nhiễm cao nhất xảy ra trong độ tuổi 20-303.
Ung thư cổ tử cung khiến nhiều người phụ nữ mất đi khả năng làm mẹ (Ảnh minh họa)
Ung thư cổ tử cung có 4 giai đoạn phát triển bệnh, bắt nguồn từ việc nhiễm vi rút HPV sau đó phát triển thành ung thư. Bệnh thường diễn tiến âm thầm, thường kéo dài từ 15-20 năm. Triệu chứng bệnh thường khá mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Các triệu chứng bao gồm: Chảy máu âm đạo bất thường, trong đó chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu khi đã mãn kinh, chảy máu ngoài kỳ kinh, hoặc kỳ kinh kéo dài bất thường; tiết dịch âm đạo bất thường: dịch có thể lẫn máu, có màu vàng, xuất hiện giữa kỳ kinh hoặc sau mãn kinh; đau khi giao hợp; đau vùng chậu…
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tử cung. Điều này khiến nhiều phụ nữ mất đi khả năng làm mẹ. Thậm chí có thể cướp đi sinh mạng của bệnh nhân nếu bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối.
Cùng nhau bảo vệ sức khỏe chính mình và sống trọn vẹn thanh xuân (Ảnh minh họa).
Căn bệnh có thể đe dọa các cô gái bất kỳ lúc nào, ngăn cản họ làm những gì mình mong muốn: theo đuổi sự nghiệp, đi du lịch, trở thành người mẹ...
Đừng để thanh xuân của bạn chìm trong sự hối tiếc, hãy tận dụng những năm tháng này để chăm chút cho vẻ đẹp bên ngoài và cả vẻ đẹp từ bên trong. Thay vì dành cả tuổi già để chữa bệnh thì bạn hãy bắt đầu quan tâm, chăm lo sức khoẻ của bạn trước tuổi 26. Đảm bảo bản thân của bạn trong 15 hay 20 năm và cả những năm sau đó nữa sẽ cảm ơn bạn của những năm tháng lúc này.
Hãy tự bảo vệ mình ngay hôm nay bằng cách tiêm vắc xin ngừa UTCTC (đối với bé gái và phụ nữ từ 9-26 tuổi) cùng với tầm soát định kỳ để sẵn sàng cho một tương lai khỏe mạnh và một thanh xuân trọn vẹn.
Bài viết nằm trong chương trình truyền thông cộng đồng của Hội Y học Dự phòng Việt Nam, được tài trợ bởi MSD vì mục đích giáo dục.
Tài liệu tham khảo: vui lòng xem tại bài viết trên website https://hpv.vn/muon-song-tron-thanh-xuan-nhat-dinh-khong-duoc-bo-lo-dieu-nay.
Tài liệu tham khảo:
1. Bruni L et.al, ICO/IARC Information Centre on HPV and Cancer (HPV Information Centre). Human Papillomavirus and Related Diseases in the World. Summary Report 17 June 2019.
2. Walboomers, J. M. M., M. V. Jacobs, M. M. Manos, F. X. Bosch, J. A. Kummer, K. V. Shah, P. J. F. Snijders, J. Peto, C. J. L. M. Meijer, and N. Munoz. 1999. Human papillomavirus is a necessary cause of invasive cervical cancer worldwide. J. Pathol. 189:12-19.
3. "Hướng dẫn dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung", Số 2402/ QĐ-BYT.
4. Neerja Bhatla, Jonathan S. Berek, Mauricio Cuello Fredes, Lynette A. Denny, Seija Grenman, Kanishka Karunaratne, Sean T. Kehoe, Ikuo Konishi, Alexander B. Olawaiye, Jaime Prat, Rengaswamy Sankaranarayanan. Revised FIGO staging for carcinoma of the cervix uteri. (2019) International Journal of Gynecology & Obstetrics. 145 (1): 129. doi:10.1002/ijgo.12749 –
5. Markowitz LE et.al, Human Papillomavirus Vaccination: Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices (ACIP). MMWR Recomm Rep. 2014 Aug 29;63(RR-05):1-30.
6. InformedHealth.org [Internet]. Cologne, Germany: Institute for Quality and Efficiency in Health Care (IQWiG); 2006-. Cervical cancer: Overview. 2012 Nov 21 [Updated 2017 Dec 14].