Tại sao nam giới không nên ăn tỏi sống?
Nghiên cứu cho thấy, nam giới ăn nhiều tỏi sống sẽ ảnh hưởng tới chất lượng “tinh binh” và làm giảm hoạt động của chúng. Bản thân tỏi là một loại thực phẩm có vị cay và tính kích thích, nếu ăn quá nhiều tỏi sẽ gây tổn hại đến tỳ vị và dạ dày, gây cảm giác chán ăn và ảnh hưởng đến thận khí.
Những tác dụng “thần kỳ” của tỏi
1. Chống vi khuẩn và chống ung thư
Ăn một đến hai nhánh tỏi trong bữa ăn mỗi ngày có thể giúp cơ thể tiêu diệt nhiều vi trùng và vi khuẩn. Các hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi có thể thúc đẩy ruột sản xuất ra một loại enzyme allinase, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, tỏi chứa tương đối nhiều các chất chống ung thư, đóng vai trò tốt trong việc ngăn ngừa ung thư tế bào, đồng thời có thể ức chế hoạt động của một số vi rút ung thư trong cơ thể. Vì vậy, tỏi có vai trò tiêu diệt và ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả. Nguyên tố vi lượng selen trong tỏi cũng có tác dụng chống ung thư.
2. Bổ sung dinh dưỡng
Tỏi có chứa hơn 200 chất có lợi cho sức khỏe, ngoài protein, vitamin E, C và các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, selen thì những dưỡng chất này cũng rất quan trọng. Con người có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong tỏi sau khi ăn, nhờ đó sức khỏe tổng thể được cải thiện ở mức độ nhất định. Do đó, tỏi có thể làm tốt vai trò bổ sung chất dinh dưỡng.
3. Bảo vệ hệ thống tim mạch
Sử dụng tỏi có tác dụng tốt trong việc bảo vệ hệ thống tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch một các hiệu quả. Đồng thời, tỏi giúp loại bỏ cholesterol xấu trong máu, ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh tim mạch vành và xơ cứng động mạch.
4. Cải thiện chuyển hóa glucose
Các nghiên cứu đã xác định rằng, tỏi sống có thể cải thiện khả năng dung nạp glucose của người bình thường, đồng thời thúc đẩy sự tiết insulin và tăng sử dụng glucose của các tế bào mô, do đó làm giảm lượng đường trong máu.
Những người không thích hợp ăn tỏi
1. Những người mắc các bệnh về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc, lẹo mắt, khô mắt… nên ăn ít.
2. Đối với bệnh nhân gan, một số thành phần của tỏi có tác dụng kích thích dạ dày và ruột, có thể ức chế tiết dịch tiêu hóa ở ruột, do đó làm trầm trọng thêm tình trạng buồn nôn và nhiều triệu chứng khác của bệnh nhân viêm gan.
3. Bệnh nhân bị tiêu chảy không nên ăn tỏi sống khi bị viêm ruột không do vi khuẩn và tiêu chảy.