Cứ đến ngày 5/5 hàng năm, người Việt lại rộn ràng đón ngày Tết Đoan Ngọ. Khoảng thời gian này được coi là lúc tiết trời nóng bức nhất, đồng thời là lúc chuyển mùa nên côn trùng, sâu bọ được dịp sinh sôi. Trong ngày này, dân gian thường thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ, dâng hương để cầu tai qua, nạn khỏi và mùa màng bội thu.
Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào thứ 5 ngày 25/6 dương lịch, trong mâm cơm của gia đình bạn nên có những món ăn sau đây để vừa có ý nghĩa ngày lễ lại vừa tốt cho sức khỏe.
1. Thịt vịt
Thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung, miền Nam. Nguyên nhân chủ yếu là bởi thịt vịt dễ ăn, đem lại cảm giác mát mẻ, giúp cơ thể điều hòa vào những ngày nóng nực nhất trong năm.
Trong Đông y, thịt vịt vị ngọt, mặn, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, thận, có tác dụng tư âm dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc. Thịt vịt còn được coi như một "bài thuốc" hữu ích cho người suy nhược thể chất, mắc chứng chán ăn, bị sốt, phù nề cơ thể, người có thể chất yếu nhất là sau khi khỏi bệnh, bị đổ mồ hôi ban đêm, phụ nữ ít kinh nguyệt, sản phụ thiếu sữa…
Thịt vịt được coi như một "bài thuốc" hữu ích cho người suy nhược thể chất, mắc chứng chán ăn.
Chưa hết, trong những tài liệu y thư cổ cũng nhận định, thịt vịt là loại thuốc bổ thượng hạng, có tác dụng điều hòa ngũ tạng, lợi thủy, trừ nhiệt, bổ hư.
Một lý do khác khiến thịt vịt trở thành món ăn được yêu thích trong ngày 5/5 còn bởi đây là thời điểm vịt bắt đầu vào mùa. Lúc này những con vịt trở nên béo, thơm ngon và không hề có mùi hôi... chính vì vậy nhiều gia đình quyết định mua vịt về để chế biến thành một mâm cỗ thơm ngon và đầy ắp.
2. Quả mận, quả vải, quả mít...
Trong mâm cơm của các gia đình ngày 5/5 chắc chắn không thể thiếu các loại hoa quả nhiệt đới, mang tính nóng như vải, mít, mận... cực kỳ phù hợp với mục đích "diệt sâu bọ".
Theo đó, không chỉ thơm ngon, quả vải còn được coi là thuốc chữa bệnh trong Đông y, có công dụng làm tỉnh táo tinh thần, minh mẫn trí óc, tăng sức lực, tăng thân nhiệt, trừ hàn, tráng dương, tiêu thũng, làm đẹp nhan sắc.
Các loại hoa quả nhiệt đới, mang tính nóng như vải, mít, mận... cực kỳ phù hợp với mục đích "diệt sâu bọ".
Còn mít lại được Đông y đánh giá có thể tận dụng mọi bộ phận để làm thuốc, bao gồm tác dụng giải rượu, trị mụn nhọt, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch, trị nếp nhăn, thậm chí chống ung thư...
Ngoài ra, Đông y cũng đánh giá quả mận vị chua chát, tính bình, tác dụng bổ xương, chủ trị đau xương khớp. Lương y Sáng cho hay, cả quả, nhân hạt, lá, nhựa, vỏ cây mận đều có thể làm thuốc.
3. Rượu nếp
Để có thể "diệt sâu bọ, trừ bệnh tật" hiệu quả, không thể nào bỏ qua những loại thức ăn có đủ vị cay, nóng, ngọt, chua, đắng... như rượu nếp. Dân gian xưa quan niệm, chỉ cần ăn rượu nếp khi bụng còn đói sẽ khiến sâu bọ trong cơ thể bị say rồi chết hết.
Chỉ cần ăn rượu nếp khi bụng còn đói sẽ khiến sâu bọ trong cơ thể bị say rồi chết hết.
Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, rượu nếp là món ăn giúp phòng ngừa tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp, kích thích tiêu hóa, phòng bệnh thiếu sắt....
4. Bánh gio
Ăn bánh gio vào đúng dịp Tết Đoan Ngọ sẽ phát huy những công dụng cực hữu ích cho sức khỏe bởi vào ngày Tết Đoan Ngọ, chúng ta thường ăn nhiều thứ đồ ăn như rượu nếp, mít, thịt vịt rất giàu chất béo, nhiều đường nên dễ sinh nhiệt, khó tiêu… Trong khi bánh gio có tính mát, giúp cân bằng, điều hòa cơ thể hiệu quả, giúp bạn ổn định sức khỏe hơn và từ đó giúp phòng ngừa bệnh tật và "diệt trừ sâu bệnh" hiệu quả.
Bánh gio có tính mát, giúp cân bằng, điều hòa cơ thể hiệu quả, giúp bạn ổn định sức khỏe hơn