Thích tích trữ đồ vật cũ là dấu hiệu của hội chứng tâm lý nguy hiểm

Không chỉ có thói quen giữ lại những món đồ đã cũ, người mắc căn bệnh này còn xin luôn cả đồ không dùng của những người xung quanh và cất đi với mục tiêu để dành có cái mà xài khi cần đến.

Một số người thường có thói quen tích trữ đồ đạc. Nhìn vào hành vi này ta thường nghĩ rằng đó chỉ là một sự tiết kiệm đơn thuần, biết cách tận dụng, tuy nhiên chúng không hề đơn giản như vậy. 

Những người có thói quen nói trên được các nhà tâm lý học xếp vào nhóm mắc phải một chứng bệnh đặc biệt có tên hội chứng rối loạn tích trữ. Họ không chỉ trữ đồ của bản thân mà đôi lúc còn “xin thêm” từ người khác. 

Thích tích trữ đồ vật cũ là dấu hiệu của hội chứng tâm lý nguy hiểm
Nhiều người thường có thói quen tích trữ đồ đạc. (Ảnh minh họa: Kololk).

Hiểu thêm về hội chứng rối loạn tích trữ

Theo các chuyên gia tâm lý, những người mắc phải hội chứng rối loạn tích trữ có biểu hiện thường xuyên tích trữ các loại đồ vật còn rất ít hay thậm chí không còn giá trị sử dụng. Các vật dụng như giấy báo cũ, giấy gói thực phẩm, đồ trang sức thuở bé,... đều được họ giữ lại. Một số còn có thói quen mang muỗng nhựa, khăn ướt từ nhà hàng về dù họ không có nhu cầu sử dụng đến chúng. Chính vì việc “thu thập” vô tội vạ theo cách lộn xộn này, nơi ở của người mắc phải hội chứng thường khá bừa bộn. Đôi khi, họ tận dụng một số phòng ốc trống ở nhà chỉ để làm kho chứa đồ vì số lượng của chúng quá lớn. 

Bên cạnh đó, người mắc phải hội chứng rối loạn tích trữ thường nghi ngờ những ai chạm vào đồ của họ. Họ cũng hay kiểm tra thùng rác để xem liệu còn món đồ nào mình bỏ lỡ hay không. Một số thậm chí còn xem đồ vật là thứ có cảm xúc và họ cần phải có trách nhiệm. Độ tuổi trung bình bắt đầu mắc phải căn bệnh này là 13 tuổi. 

Thích tích trữ đồ vật cũ là dấu hiệu của hội chứng tâm lý nguy hiểm
Nơi ở của những người mắc phải hội chứng này thường khá bừa bộn. (Ảnh minh họa: Menaiset).

Nguyên nhân dẫn đến hội chứng rối loạn tích trữ

Có khá nhiều tranh cãi về nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ tiến sĩ Charlene Chu, trợ lý giáo sư tại Đại học Chapman ở Orange, California (Mỹ) cho rằng chứng bệnh xuất phát từ tâm lý mong muốn được sở hữu. 

Ngoài ra, một nguyên nhân khác cũng từng được nhắc đến chính là do gia đình có tiền sử mắc phải chứng rối loạn trí nhớ. Một số chuyên gia lại cho rằng các bệnh nhân này cũng mắc trầm cảm, rối loạn lo âu hay rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Họ thường không thể phân loại và xử lý các vật dụng, cảm thấy cô đơn, khó tập trung. 

Thích tích trữ đồ vật cũ là dấu hiệu của hội chứng tâm lý nguy hiểm
Một số chuyên gia lại cho rằng các bệnh nhân này cũng có thể mắc trầm cảm. (Ảnh minh họa: Pinterest).

Cách điều trị hội chứng rối loạn tích trữ

Có khoảng 2 - 6% dân số trên thế giới mắc phải căn bệnh này, tuy vậy họ vẫn chưa tìm được cách chữa trị. Theo tiến sĩ Gregory Chasson, phó giáo sư tâm lý học lâm sàng công tác tại Viện Công nghệ Illinois ở Chicago (Mỹ): “Cảm giác mâu thuẫn trong quá trình điều trị là bình thường. Tuy nhiên, làm sao để vượt qua cảm giác này là một thách thức. Có đến 85% bệnh nhân mắc phải hội chứng nhưng chỉ một nửa trong số đó có thể theo đuổi việc chữa trị đến cùng”. 

Theo tiến sĩ Charlene Chu, bệnh nhân có thể “dùng độc trị độc”, áp dụng tâm lý muốn sở hữu để bỏ dần thói quen tích trữ. Cô cho rằng: “Nếu áp dụng phương pháp mở rộng quyền sở hữu, giúp người bệnh cảm nhận mình đang sở hữu món đồ dù rằng nó đã được bỏ đi sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao. Ví dụ như chụp ảnh lại đồ vật trước khi xử lý”. 

Thích tích trữ đồ vật cũ là dấu hiệu của hội chứng tâm lý nguy hiểm
Bạn có thể sử dụng phương pháp chụp ảnh lại đồ vật trước khi xử lý chúng. (Ảnh minh họa: Pinterest).

Giải mã tâm lý 12: Hội chứng “bàn tay người ngoài hành tinh”

Nếu bạn cũng là một người cảm thấy “tiếc nuối” khi thường xuyên phải bỏ đi đồ vật của mình thì rất có thể bạn cũng mắc phải hội chứng này. Hãy tập thói quen buông bỏ, mạnh dạn vứt đi những thứ mình không sử dụng, ít nhất là 6 tháng một lần để F5 lại bản thân và không gian sống của mình.

Bạn nghĩ sao về chủ đề này? Hãy chia sẻ quan điểm của mình tại  và cùng đón đọc thêm nhiều tin tức hấp dẫn khác ở  nhé!

BÁC SĨ MÜLLER: NGHIỆN MUA SẮM TRỰC TUYẾN LÀ DẤU HIỆU CỦA TÂM THẦN

Mua sắm trực tuyến là một trong những hình thức mua sắm phổ biến được nhiều người yêu thích trong thời buổi hiện nay. 

Những tưởng nó chỉ là một nhu cầu bình thường của con người, vậy nhưng theo các nhà khoa học thì đây lại được xem như một trạng thái rối loạn tâm thần. 

Những người có xu hướng nghiện mua đồ online có thể sẽ thường bị lo lắng hoặc trầm cảm. 

Xem thêm chi tiết !

Đón đọc thêm nhiều tin tức hấp dẫn, độc, lạ khác tại  nhé!