Chuối xanh
Đối với táo bón, chuối vừa có công, lại vừa có tội. Trong khi chuối chín có thể giúp giảm táo bón, thì chuối xanh hoặc chuối ương lại gây khó tiêu và dẫn tới táo bón.
Đó là bởi vì chuối xanh chứa nhiều tinh bột kháng tiêu hóa hơn. Tinh bột kháng tiêu hóa (resistant starch) là một loại tinh bột không bị phân hủy hoàn toàn và hấp thụ trong dạ dày hoặc ruột non. Thay vào đó, nó đi qua ruột già và được chuyển thành các acid béo mạch ngắn, hoạt động như prebiotic. Tuy có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng tinh bột kháng tiêu hóa lại khó tiêu hóa, không thích hợp cho người đang bị táo bón. Trong quá trình chuối chín, tinh bột kháng tiêu hóa được chuyển thành đường tự nhiên và dễ tiêu hóa hơn nhiều.
Chuối chưa chín cũng chứa lượng tannin cao, đây là một hợp chất được cho là làm giảm tốc độ thực phẩm đi qua ruột, gây táo bón ở một số người.
Súp lơ/bông cải trắng
Bông cải trắng và các loại rau cải khác, bao gồm bông cải xanh, măng tây, cải chíp, bắp cải… tuy giàu chất xơ và các dưỡng chất thực vật, nhưng lại thường bị liệt kê vào nhóm các thực phẩm khó tiêu hóa.
Chúng chứa lượng lớn carbohydrate chuỗi ngắn khó tiêu hóa (hoặc oligosaccharide) được gọi là raffinose. Enzyme có trong cơ thể con người không thể phân hủy raffinose thành đường, nhưng vi khuẩn trong đại tràng lại rất “thích” raffinose và biến nó thành khí metan. Điều này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra chứng đầy hơi và khó chịu đáng kể.
Khi bạn đã bị táo bón, ăn những thực phẩm này sẽ chỉ càng làm tình trạng táo bón trở nên tồi tệ hơn.
Hành và tỏi
Đây có lẽ là một thông tin gây nhiều bất ngờ, vì hành và tỏi đều được chứng minh là góp ích rất nhiều cho sức khỏe đường ruột, bởi vì chúng có chứa nhiều dưỡng chất thực vật và prebiotic. Prebiotic còn được gọi là thức ăn của probiotic - những lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể.
Tuy nhiên, hành và tỏi cũng chứa FODMAPs - một tập hợp các phân tử thức ăn (Fermentable, Oligosaccharide, Disaccharide, Monosaccharide, Polyol), tất cả đều là những dạng carbohydrate chuỗi ngắn lên men và hấp thụ kém trong ruột. Những carbohydrate này gây ra những rối loạn tiêu hoá đáng kể như: Đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, hội chứng ruột kích thích (IBS) và cả táo bón.
Vì vậy, nếu bạn thường xuyên bị táo bón hoặc IBS, hãy hạn chế ăn hành và tỏi.
Cải xoăn
Về mặt dinh dưỡng, hầu hết mọi người đều tán dương cải xoăn, thậm chí còn coi nó là “siêu thực phẩm”. Nhưng nếu bạn bị táo bón, bạn có thể muốn tránh xa cải xoăn cho đến khi tiêu hóa trở lại bình thường.
Cải xoăn chứa hàm lượng chất xơ rất cao. Mặc dù chất xơ rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa bình thường, nhưng tiêu thụ quá nhiều chất xơ cùng một lúc có thể gây khó chịu khi bạn đang bị táo bón.
Đây cũng là một loại rau cải, có thể gây khó tiêu, đầy bụng và táo bón.
Nếu vẫn muốn ăn cải xoăn, hãy nấu chín rau trước khi ăn hoặc chế biến cùng với các loại rau xanh khác.
Hồng ngâm
Quả hồng dù nhiều chất xơ và vitamin C, nhưng lại chứa một lượng lớn tannin gây khó tiêu..Hồng ngâm có thể gây táo bón nếu ăn khi chưa chín hẳn. Quả hồng ngâm càng chín, càng ngọt thì càng dễ tiêu hóa. Vì lý do này, những người bị táo bón nên tránh tiêu thụ quá nhiều loại trái cây này.
Lúa mạch
Gluten là một dạng protein có trong lúa mạch . Một số người đặc biệt mẫn cảm với chất này. Nếu bạn thấy tiêu hóa của mình chậm đi hay thường xuyên bị táo bón, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn về dị ứng gluten.
Gạo trắng
Gạo trắng có thể gây táo bón, còn gạo nâu lại giúp làm dịu táo bón. Xét tổng thể, gạo nâu được cho là tốt cho sức khỏe hơn gạo trắng. Thay gạo trắng bằng gạo nâu giúp cải thiện tiêu hóa và chữa táo bón.
Bên cạnh những loại rau củ quả thì còn có một số thực phẩm khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh táo bón như:
Kẹo cao su
Nuốt kẹo su có thể làm tắc ống tiêu hóa và gây táo bón. Tốt nhất không nên để trẻ dưới 5 tuổi nhai kẹo cao su, vì các bé rất dễ nuốt luôn kẹo khi hết vị ngọt.
Thịt đỏ
Thịt đỏ có thể gây táo bón do chứa rất nhiều sắt và còn có thể kích thích dạ dày theo nhiều cách khác. Thịt lợn và thịt bò chứa nhiều chất béo, do đó mất nhiều thời gian hơn để đi qua ống tiêu hóa.
Bánh mì trắng
Giống như gạo trắng, bánh mì trắng gây táo bón do chứa nhiều tinh bột. Thay vì bánh mì trắng, hãy chọn những thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt.
Rượu bia
Uống quá nhiều rượu bia có thể gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Thậm chí dù uống với lượng vừa phải, rượu bia cũng có thể gây táo bón. Để tránh tình trạng này, hãy uống nước xen kẽ với rượu bia để tránh mất nước.
Socola
Socola chứa nhiều chất béo, do đó nó mất rất nhiều thời gian để đi qua ống tiêu hóa. Bạn nên ăn socola với lượng vừa phải để bảo vệ sức khỏe hệ tiêu hóa.
Các sản phẩm từ sữa
Sữa, phô mai và sữa chua là những nguồn canxi và vitamin tuyệt vời. Tuy nhiên, ăn quá nhiều các món này có thể làm chậm tiêu hóa. Lactose có trong các sản phẩm từ sữa còn có thể gây đầy hơi.
Thức ăn nhanh
Các món ăn nhanh chứa rất nhiều chất béo và rất ít chất xơ. Hãy tự làm bánh kẹp tại nhà, sử dụng thịt gà thay vì thịt bò làm nhân để giảm bớt các thành phần gây táo bón. Khoai tây chiên tự làm cũng ít gây táo bón hơn.
Thức uống chứa caffeine
Cà phê và các thức uống chứa caffeine khác có tính lợi tiểu, do đó nếu uống quá nhiều có thể gây mất nước, dẫn đến táo bón.
Đường
Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều đường. Bánh kẹo chứa ít chất xơ và nhiều chất béo gây táo bón nghiêm trọng.
Các sản phẩm bơ
Bơ là một loại axit béo no, sẽ kích thích tiết mật không đều để tạo ra nhiều muối mật, ngoài ra, sự tích tụ của axit béo bão hòa sẽ làm thay đổi môi trường của hệ vi khuẩn đường ruột. Lúc này, muối mật dễ thay đổi, làm tăng nguy cơ sinh ung thư, chất béo thực vật đặc khác với chất béo tự nhiên, chúng làm tăng nhu cầu vitamin F, từ đó phá vỡ chức năng miễn dịch bình thường. Ăn quá nhiều các sản phẩm từ bơ cũng sẽ khiến cơ thể trở nên béo hơn và thậm chí làm tăng gánh nặng trao đổi chất của các cơ quan khác nhau. Ăn nhiều bơ không tốt cho sức khỏe.
Đồ chiên rán
Thức ăn sau khi rán ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra nhiều chất hóa học gây ung thư, và chứa nhiều dầu mỡ .Những loại dầu này không có lợi cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ của con người, khi vào đến ruột sẽ làm thay đổi môi trường trong ruột, phá hủy hệ vi khuẩn đường ruột, sinh ra các bệnh về đường tiêu hóa, trong đó táo bón là triệu chứng điển hình.
Thịt nướng
Thịt được hun khói và nướng trên lửa than với các loại gia vị, mùi vị hấp dẫn, đây cũng là một trong những món ăn khoái khẩu của nhiều người, tuy nhiên trong quá trình nướng thịt sinh ra một số chất hóa học như benzopyrene. Chất này có khả năng gây ung thư nhất định, ăn vào cơ thể lâu ngày sẽ dẫn đến táo bón, nghiêm trọng hơn sẽ gây ra các bệnh về đường ruột, tổn hại đến sức khỏe.
Thịt nướng sẽ bị biến chất sau khi nướng ở nhiệt độ cao, không có lợi cho quá trình hấp thụ của cơ thể, đồng thời sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột, do đó, loại thực phẩm này cũng là tác nhân đẩy nhanh bệnh táo bón, mọi người nên tránh ăn nhiều.