Khi quá trình thụ tinh không diễn ra, tử cung sẽ tự loại bỏ nội mạc để tiếp tục chu kỳ kinh mới. Lớp nội mạc này sẽ biến thành máu và thông qua âm đạo thoát ra ngoài, thường gọi là máu kinh. Tuy nhiên, thành phần của nó lại khác với máu ở tĩnh mạch.
Máu kinh bình thường thay đổi với nhiều màu sắc khác nhau: đỏ tươi, nâu, cam hoặc xám. Đầu chu kỳ máu thường có màu đỏ, đến cuối chu kỳ máu kinh lại chuyển sang màu nâu hoặc hơi đen.
Ảnh minh họa
Về mặt chu kỳ, một kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ theo nguyên tắc mỗi tháng 1 lần, mỗi lần kéo dài 3 đến 5 ngày. Lượng máu nhiều nhất vào ngày 2 và 3 sau đó giảm dần, mỗi chu kỳ kinh nguyệt cách nhau từ 21 - 35 ngày.
Các bất thường về chu kỳ và đặc điểm của kinh nguyệt thường được gọi chung là rối loạn kinh nguyệt. Bất thường về chu kỳ gồm có xuất huyết giữa các kỳ kinh, khoảng cách giữa các chu kỳ quá ngắn hoặc quá dài, chu kỳ không cố định hoặc số ngày có kinh kéo dài quá lâu hay quá ngắn. Bất thường về đặc điểm của kinh nguyệt thì có lượng máu quá nhiều, quá ít hoặc vô kinh, máu quá đặc hoặc có nhiều cục máu đông, máu quá đen hoặc có mùi hôi tanh nặng.
3 thực phẩm giúp điều hòa kinh nguyệt
Theo các nghiên cứu chuyên khoa, phải có đến 70% chị em sẽ bị rối loạn kinh nguyệt làm phiền ít nhất một lần trong đời. Nó không chỉ ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt, ngoại hình, đời sống mà còn là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Ngoài việc thăm khám chuyên khoa để nắm bắt rõ tình hình, hướng điều trị thì chị em cũng có thể điều tiết kinh nguyệt bằng một số thực phẩm tự nhiên. Trong đó có nhóm 3 thực phẩm “2 đen 1 vàng” được rất nhiều chị em truyền tai nhau trong giải độc cơ thể, điều kinh và ngăn ngừa bệnh phụ khoa.
1. Gạo lứt
Gạo lứt từ lâu đã được mệnh danh là loại gạo bổ máu nên tác dụng rất tốt cho việc điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ. Nó còn giàu protein, vitamin B, sắt và các chất dinh dưỡng khác. Từ đó không chỉ nâng cao miễn dịch mà còn cải thiện tình trạng thiếu máu, bảo vệ mạch máu, giúp máu lưu thông tốt hơn, tránh hình thành cục máu đông, bị tắc nghẽn.
Trong đó phải kể đến vitamin B6, mangan và magie rất tốt cho cơ thể phụ nữ, đặc biệt là vào thời kỳ hành kinh. Không chỉ giảm bớt khó chịu về thể chất mà còn giúp thoải mái tinh thần. Hơn nữa, xenlulozơ trong gạo lứt có thể giúp tử cung làm sạch máu bẩn, đồng thời có thể kháng khuẩn và chống viêm, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Về cách sử dụng, chị em có thể ăn cơm gạo lứt 2 - 3 lần mỗi tuần hoặc uống trà gạo lứt rang, nhất là trong những ngày có kinh nguyệt.
2. Đậu đen
Trong khi đó, đậu đen có tác dụng tăng cường sự hấp thụ sắt của cơ thể, phòng ngừa thiếu máu, bồi bổ khí huyết. Đậu đen cũng giàu anthocyanin có tác dụng bổ thận tốt, có chất giống như estrogen, có thể giúp nuôi dưỡng tử cung và buồng trứng.
Đậu đen còn điều hòa nội tiết, giàu chất xơ, làm sạch máu bẩn và cục máu đông. Nó cũng là thực phẩm hàng đầu trong giảm đau bụng kinh, thúc đẩy tử cung co bóp và tự phục hồi. Ngoài ra, đậu đen còn giúp tăng lượng vitamin B6, làm giảm cảm giác đầy bụng, giảm khả năng giữ nước và thay đổi tâm trạng rất tốt.
Đậu đen có thể nấu cháo, rang để tra nước uống hoặc nghiền thành dạng bột ngũ cốc, nấu chè… Tuy nhiên, nhớ là hạn chế lượng đường thêm vào khi sử dụng loại thực phẩm này để không ảnh hưởng tới sức khỏe hay giảm tác dụng của nó nhé!
3. Long nhãn
Trong Y Học Cổ Truyền, long nhãn mang tính ôn và ấm, tác dụng vào tâm và tỳ. Vì vậy nó rất tốt để làm ấm tử cung, cũng có tác dụng trong điều hòa nội tiết tố, giảm căng thẳng khó chịu từ kỳ kinh nguyệt. Long nhãn đặc biệt hiệu quả trong bồi bổ cho máu, trị các bệnh thiếu máu và dưỡng nhan, thải độc.
Ảnh minh họa
Thông thường, để giảm đau bụng kinh hay điều hòa kinh nguyệt, chị em sẽ uống trà long nhãn. Hoặc cũng có thể dùng long nhãn kết hợp với đậu đỏ hay đậu đen để làm thức uống, nấu chè. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm rượu, gầm hà, tần chim, nấu cháo… để đa dạng hóa các món ăn từ long nhãn.
Nguồn và ảnh: Sohu, Women’s Health, ETtoday