Thời điểm dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bùng phát đã khiến cuộc sống của người dân đảo lộn nhanh chóng. “Cơn sốt” cháy hàng, đội giá các sản phẩm bảo vệ sức khỏe khiến người dân điêu đứng. Phụ huynh lao đao cân bằng giữa việc nhà và việc cơ quan khi học sinh cả nước được đồng loạt nghỉ đến hết tháng 2/2020. Đường xá vắng hơn những buổi tan tầm; các quán ăn, dịch vụ lượng khách vơi bớt; những chuyến xe buýt, đoàn tàu cũng không còn chật kín người.
Thế nhưng, dù bất kì thay đổi nào, thì cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn. Vì thế, điều cần thiết nhất là trang bị kỹ năng phòng dịch cho mỗi cá nhân, bên cạnh những biện pháp khẩn cấp của các ban ngành.
Ấm lòng người dân giữa tâm điểm dịch
Nếu hình ảnh các bạn trẻ phát khẩu trang miễn phí trên đường đã từng gây xúc động với nhiều người, thì những ngày đầu tháng 2 vừa qua, lòng người dân tại hàng loạt trạm xe buýt, ga tàu ở Hà Nội, Nha Trang, TP.HCM đã ấm hơn bởi màu đỏ của các trạm rửa tay dã chiến, do Lifebuoy nhanh chóng lắp đặt với chi phí đầu tư hơn 400 triệu đồng.
Theo khuyến cáo của WHO, một trong những biện pháp chống dịch hiệu quả nhất là luôn rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước sạch khi tiếp xúc với người khác, hoặc chạm vào các vật dụng ở nơi công cộng. Như bến xe, ga tàu là những điểm có nguy cơ lây nhiễm cao vì đông người qua lại, đến từ nhiều nơi khác nhau, tiềm tàng khả năng phát tán bệnh rộng hơn; chưa kể, vi-rút cũng có thể tồn tại trên bề mặt các vật dụng nhiều người tiếp xúc như tay nắm cửa, thành ghế, tay vịn xe buýt, cửa ra vào, trạm tiếp nhận thông tin, v.v…
Mỗi trạm rửa tay sẽ cung cấp đầy đủ nước sạch cùng xà phòng rửa tay sát khuẩn Lifebuoy miễn phí, phục vụ đến hơn 1.000 người/ngày, đồng thời cung cấp bảng chỉ dẫn minh họa dễ hiểu 6 bước rửa tay đúng cách, giúp mọi người dễ dàng thực hiện theo, nhằm tối đa khả năng phòng bệnh.
Sự xuất hiện của các trạm dã chiến đã phần nào giải quyết vấn đề thiết thực trước mắt là thiếu nơi rửa tay đủ chuẩn “sạch khuẩn” cho người dân tại các điểm này, từ đó khuyến khích người dân rửa tay thường xuyên và đúng cách hơn.
Cô Lan – sinh sống tại TP.HCM chia sẻ: “Cô hay đi bằng xe buýt người lên xuống nhiều, cũng sợ chứ, mà làm biếng rửa vì mất công. Giờ có trạm đàng hoàng vậy còn miễn phí nữa, thì mình tranh thủ rửa cho yên tâm chứ con”. Vừa nói, cô vừa sắn tay áo, đợi tới lượt trong hàng người xếp ngay ngắn trước trạm. “Phải chuẩn bị nhanh nhanh, mấy người sau đỡ đợi lâu. Giờ còn vắng, chứ giờ cao điểm xếp hàng cũng đông dữ hà”.
Không dừng lại ở bến xe, ga tàu, bệnh viện và trường học cũng là những điểm cần được quan tâm hàng đầu về việc nâng cao điều kiện vệ sinh. Cụ thể, 18 bệnh viện thuộc Bộ Y tế và 1.000 trường học ở các tỉnh nguy cơ cao đã được tài trợ miễn phí các sản phẩm rửa tay sạch khuẩn Lifebuoy.
Rút kinh nghiệm từ dịch SARS năm 2003 khi bệnh viện là một trong những “ổ lây nhiễm” lớn, trong đại dịch Covid-19 lần này, việc chặn đứng vi-rút ngay từ đầu nguồn này cũng được xem trọng không kém. Ngoài những biện pháp bảo hộ cần thiết, thì các sản phẩm rửa tay sạch khuẩn luôn được cung cấp đầy đủ sẽ phần nào bảo vệ sức khỏe của các y bác sĩ, bệnh nhân và thân nhân, tránh làm tình trạng dịch trở nên nghiêm trọng hơn.
Tương tự với trường học – nơi tình hình lây nhiễm dịch khó kiểm soát do trẻ em còn chưa hoàn toàn ý thức việc bảo vệ bản thân, các sản phẩm sát khuẩn chất lượng, cùng hướng dẫn kỹ càng, sinh động dễ nhớ sẽ giúp phụ huynh yên tâm hơn khi cho con em trở lại trường lớp.
Bên cạnh đó, các kệ hàng nước rửa tay Lifebuoy cũng đã được phủ kín tại các siêu thị với giá ổn định. Người dân dần thở phào trước “cơn sốt” sản phẩm rửa tay đang dần hạ nhiệt, an tâm mua sắm các sản phẩm chất lượng bảo vệ sức khỏe người thân thay vì phải “tiền mất tật mang” cho các sản phẩm trôi nổi và bị đẩy giá cao trên thị trường.
Các trạm rửa tay lần lượt được đưa vào sử dụng từ ngày 10/02/2020 và dự kiến hoạt động liên tục ít nhất 6 tuần để cùng người dân bảo vệ chính mình qua đỉnh điểm mùa dịch bệnh. Danh sách các trạm rửa tay miễn phí của Lifebuoy (sẽ tiếp tục cập nhật): TP.HCM: - Bến xe gần công viên 23/9 - Ga Sài Gòn - Bến Xe Quận 8 - Bến xe Tân Phú - Bến xe Chợ Lớn Nha Trang: - Ga Nha Trang Hà Nội: - Bến xe Giáp Bát - Ga Hà Nội |