3 thời điểm không nên uống nước, nếu không sẽ hại thận, hại tim
1. Trong khi tập thể dục
Trong khi tập thể dục, chức năng của tim và phổi được tăng cường, còn hệ tiêu hoá lại tương đối yếu. Vì vậy, uống nhiều nước vào thời điểm này dễ gây ứ nước trong dạ dày gây đầy bụng, đau bụng, buồn nôn, đồng thời gánh nặng cho thận và tim cũng tăng lên đáng kể.
Hơn nữa, trong quá trình vận động natri sẽ bị mất theo đường mồ hôi. Nếu tăng cường bổ sung nước, đồng nghĩa với việc mồ hôi sẽ tiết ra nhanh và nhiều hơn, dễ gây ra tình trạng hạ natri máu. Hạ natri máu nặng có thể gây phù não và phù phổi, làm tổn thương chức năng của não và phổi, có thể gây tử vong.
Đây là cách bổ sung nước khoa học nhất trong quá trình tập luyện:
- Trước khi vận động 1-2 tiếng, có thể uống 400-600ml nước, chia làm nhiều lần.
- Trong khi vận động, có thể uống nước nhưng với lượng nhỏ, chỉ khoảng 100-200ml sau mỗi 15-30 phút. Nếu thời gian vận động quá 1 giờ, nước nên chứa natri.
- Sau khi vận động, có thể uống nước nhiều lần với lượng nhỏ cho đến khi hết mệt mỏi.
2. Trong khi ăn
Trong khi ăn, khoang miệng sẽ tiết ra một lượng nước bọt lớn để giúp tiêu hóa thức ăn, đồng thời giúp "bôi trơn" thức ăn. Lúc này không nên uống thêm nước vì có thể làm giảm nồng độ nước bọt và loãng một phần dịch vị, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thụ trong cơ thể.
Nếu bạn cảm thấy khát trong bữa ăn, có thể uống một ít canh. Trong canh thường chứa chất đạm, vitamin sẽ kích thích sản xuất dịch tiêu hoá, không ảnh hưởng đến dạ dày.
3. Khi dùng một số loại thuốc
Không phải lúc nào việc uống thuốc cũng cần phải đi kèm với nước. Có một số loại thuốc đặc biệt, nếu dùng kèm với nước sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí còn có thể gây ra các bệnh do thuốc gây nên.
Một số loại thuốc sau đây không nên uống cùng nước:
- Thuốc điều trị viêm loét dạ dày dạng lỏng: Thuốc điều trị viêm loét dạ dày ở dạng lỏng khi đi vào dạ dày sẽ trở thành những hạt mịn không tan, bao bọc niêm mạc dạ dày bị tổn thương để ngăn chặn sự bào mòn của axit dạ dày và phục hồi các chức năng ban đầu. Nếu đang sử dụng các loại thuốc điều trị dạ dày mà bạn uống quá nhiều nước sẽ làm loãng thuốc, giảm tác dụng bảo vệ dạ dày của thuốc và gây lãng phí thuốc.
- Thuốc ho (siro ho, hỗn hợp cam thảo…): Để nâng cao hiệu quả của thuốc, thuốc ho được đặc chế thành dạng lỏng để uống, trong quá trình nuốt chúng sẽ bám vào phần cổ họng bị viêm và tác động trực tiếp lên vùng tổn thương. Do đó nếu uống nước vào lúc này sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
2 thời điểm không khát cũng nên uống nước để "tự cứu sống bản thân"
1. Thức dậy vào buổi sáng
Sau một đêm ngủ, việc uống nước có thể giảm độ nhớt của máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ly nước đầu tiên vào buổi sáng nên là nước ấm để làm sạch ruột. Hoặc có thể là nước mật ong để tránh táo bón, tốt cho sức đề kháng. Tuy nhiên cần lưu ý pha nước mật ong bằng nước ấm, nước nguội chứ không nên dùng nước sôi nóng kẻo làm hỏng dinh dưỡng của mật ong.
2. Trước khi đi ngủ
Độ nhớt của máu thường tăng vào ban đêm. Do đó nếu bạn uống một ít nước trước khi ngủ sẽ có tác dụng duy trì tuần hoàn máu và ngăn ngừa huyết khối. Đặc biệt với những người trung niên, cao tuổi mắc các bệnh mãn tính về tim mạch, mạch máu não thì việc bổ sung nước trước khi đi ngủ càng cần thiết.
Bên cạnh đó, hàm lượng axit uric thường tăng lên vào ban đêm, do đó uống một cốc nước trước khi đi ngủ cũng có thể ngăn ngừa các cơn gút tấn công.
Lưu ý: Không nên uống quá 200ml nước để tránh đi tiểu đêm nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ, nước ấm là lựa chọn tốt nhất. Người bệnh thận, tốt nhất không nên uống nước trước khi ngủ.