Viên sủi ra đời như thế nào?
Các thành phần sủi dạng bột được tạo ra trước khi hình thành những viên nén. Đồ uống sủi bọt có từ cuối những năm 1800 và xuất hiện với mục đích giảm đi hương vị đắng của các loại thuốc. Sau này, viên sủi được điều chế bằng cách nén các thành phần hoạt tính với hỗn hợp natri bicarbonate và các axit hữu cơ như axit xitric và axit tartaric. Viên C sủi đã được sử dụng như một sản phẩm của ngành công nghiệp dược phẩm và góp mặt trong chế độ ăn uống của nhiều gia đình trong hơn 2 thế kỉ.
Lý do khiến viên sủi giúp cơ thể tăng cường hấp thu chất dinh dưỡng là do dung dịch sủi có pH thích hợp để dạ dày hấp thụ. Sự sủi bọt giúp tăng cường khả năng thẩm thấu của các chất dinh dưỡng, đảm bảo các chất được hấp thụ dễ dàng trong đường ruột.
Các tác dụng phụ của C sủi
Uống quá nhiều C sủi có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm:
- Buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy
- Ợ nóng
- Co thắt dạ dày hoặc đầy hơi
- Mệt mỏi và buồn ngủ, hoặc đôi khi mất ngủ
- Đau đầu
- Da ửng đỏ
Chính vì vậy, hãy sử dụng C sủi một cách hợp lý, tránh lạm dụng để gây ra những phản ứng không mong muốn. C sủi thích hợp với trẻ em và người lớn có biểu hiện suy nhược cơ thể, người mới ốm dậy, mệt mỏi, chán ăn, có sức để kháng kém cần bồi bổ do dinh dưỡng thiếu hụt. C sủi có chứa vitamin C, một chất dinh dưỡng thiết yếu, được hấp thụ tốt nhất khi đói. Lý tưởng nhất là nên uống C sủi vào buổi sáng, 30-45 phút trước bữa ăn. Liều dùng khuyến nghị với người già, người lớn và trẻ em trên 16 tuổi là 1-2 viên/lần, tối đa 4 lần/ngày.
Đặc biệt, việc nuốt trực tiếp viên C sủi rất nguy hiểm vì viên C có thể mắc kẹt trong thanh quản, gây ra tình trạng phù nề, thậm chí là tử vong do kích ứng. Ngoài ra, nó cũng chứa một lượng natri đáng kể và có liên quan đến bệnh về tim mạch.