Bác sĩ Lu Yanfeng, bác sĩ điều trị tại Khoa Sản và Bệnh viện Shin Kong, Đài Loan chỉ ra rằng giãn âm đạo là một vấn đề mà nhiều phụ nữ sinh thường sẽ gặp phải. Bởi vì khi sinh thường do đầu của thai nhi khá lớn, âm đạo của phụ nữ phải mở rộng tới 9-10cm để đầu đứa trẻ có thể lọt qua. Âm đạo khi bị kéo căng như vậy chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nhưng tùy mỗi người sẽ có mức ảnh hưởng nặng, nhẹ khác nhau.
Bác sĩ Lu Yanfeng cho biết trước đây có một người phụ nữ 40 tuổi vì gặp vấn đề này nên đã đi tới bệnh viện đề nghị phẫu thuật se khít âm đạo. Người phụ nữ cũng cho biết sau khi sinh con cô cảm thấy "vùng kín" của mình quá rộng, hơn nữa lại biết được chuyện chồng ngoại tình khiến cô càng nghĩ do bản thân không hấp dẫn. Để níu kéo chồng, người phụ nữ quyết định đi tân trang "vùng kín".
Người phụ nữ chán nản vì chồng ngoại tình đã quyết định đi se khít âm đạo để giữ chồng. (Ảnh minh họa)
Sau lần đầu tiên tân trang, người phụ nữ cảm thấy khá hài lòng. Tuy nhiên một năm sau, người phụ nữ quay lại quyết định phẫu thuật lần thứ hai. Tuy nhiên trong một lần kiểm tra phụ khoa, người phụ nữ được phát hiện bị ung thư buồng trứng.
Bác sĩ Lu Yanfeng cho biết ung thư buồng trứng không liên quan tới việc phẫu thuật se khít âm đạo nhưng người vợ do phải đối mặt với quá nhiều áp lực như chồng ngoại tình, tự ti về bản thân lại thêm biết tin mắc ung thư đã không thể kìm được cảm xúc khiến cô bức xúc ngay tại phòng khám.
Bác sĩ Lu Yanfeng cũng cho biết việc giãn âm đạo sau khi sinh con còn phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người, không có tiêu chuẩn nhất định. Sau khi sinh con, phụ nữ không nhất thiết phải phẫu thuật, sẽ có các phương pháp phục hồi "vùng kín" ví dụ như bài tập Kegel có thể tăng cường cơ vùng chậu và cũng giúp tăng độ săn chắc cho âm đạo.
Người phụ nữ phát hiện bị ung thư buồng trứng sau khi khám phụ khoa. (Ảnh minh họa)
Ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là một loại ung thư bắt đầu trong buồng trứng. Hệ thống sinh sản của phụ nữ có hai buồng trứng, mỗi buồng trứng ở mỗi bên tử cung. Mỗi buồng trứng có kích thước bằng một quả hạnh - sản xuất trứng cũng như các hormone estrogen và progesterone.
Ung thư buồng trứng thường không được phát hiện cho đến khi nó di căn trong xương chậu và ổ bụng. Ở giai đoạn muộn này, ung thư buồng trứng khó điều trị hơn. Ung thư buồng trứng giai đoạn đầu, bệnh chỉ khu trú ở buồng trứng, có nhiều khả năng được điều trị thành công.
Không rõ nguyên nhân gây ra ung thư buồng trứng, mặc dù các bác sĩ đã xác định được các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nói chung, ung thư bắt đầu khi một tế bào phát triển các lỗi (đột biến) trong DNA của nó. Các đột biến làm cho tế bào phát triển và nhân lên nhanh chóng, tạo ra một khối (khối u) các tế bào bất thường. Các tế bào bất thường tiếp tục sống khi các tế bào khỏe mạnh sẽ chết. Chúng có thể xâm nhập vào các mô lân cận và vỡ ra khỏi khối u ban đầu để lan ra nơi khác trong cơ thể (di căn).
Các triệu chứng của ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng giai đoạn đầu hiếm khi gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối có thể gây ra ít triệu chứng và không đặc hiệu thường bị nhầm với các tình trạng lành tính phổ biến hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư buồng trứng có thể bao gồm:
- Bụng chướng hơi hoặc sưng tấy
- Nhanh chóng có cảm giác no khi ăn
- Giảm cân không rõ nguyên nhân
- Khó chịu ở vùng xương chậu
- Thay đổi thói quen đi tiêu, chẳng hạn như táo bón
- Thường xuyên đi tiểu
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng bao gồm:
- Tuổi tác: Ung thư buồng trứng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ từ 50 đến 60 tuổi.
- Do di truyền: Một tỷ lệ nhỏ ung thư buồng trứng là do đột biến gen mà bạn thừa hưởng từ cha mẹ mình. Các gen làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng được gọi là gen ung thư vú 1 (BRCA1) và gen ung thư vú 2 (BRCA2). Những gen này cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.
Các đột biến gen khác, bao gồm cả những đột biến liên quan đến hội chứng Lynch, được biết là làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.
- Tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng. Những người có hai hoặc nhiều người thân mắc bệnh ung thư buồng trứng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Liệu pháp thay thế hormone estrogen, đặc biệt khi sử dụng lâu dài và với liều lượng lớn.
- Tuổi bắt đầu và kết thúc kinh nguyệt. Bắt đầu hành kinh khi còn nhỏ hoặc bắt đầu mãn kinh ở độ tuổi muộn hơn, hoặc cả hai, có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng.