Theo thông tin từ Sina, mới đây, chàng trai Xiao Liu ở Chiết Giang đã bước lên một vài vũng nước trên đường đi làm, khiến giày và tất của anh ta ướt sũng. Ngay sau đó, da ở trên phần gót chân phải của Xiao Liu dần dần sưng lên nhưng cũng không quá nghiêm trọng nên anh cũng không để ý nhiều.
Sau 3 ngày, vết sưng kia bắt đầu to dần, đỏ hơn và thậm chí nổi sần, khi chạm vào có cảm giác nóng, chân chạm đất rất đau. Sau khi đến bệnh viện địa phương, Xiao Liu được chẩn đoán mắc phải viêm quầng.
Từ trái sang: Tình trạng chân của Xiao Liu ngày đầu, ngày thứ 2 và ngày thứ 3 sau khi vô tình dẫm phải các vũng nước.
Bệnh viêm quầng là gì?
Zhang Xiaofei, bác sĩ phẫu thuật cấp cứu, người trực tiếp chăm sóc cho Xiao Liu cho biết viêm quầng là một bệnh nhiễm trùng bạch huyết bề mặt của lớp hạ bì. Nó khởi phát nhanh, ban đỏ da cục bộ, gây nóng da, sưng và đau. Trong các bộ phận khác nhau trên cơ thể, bàn chân và bắp chân dễ bị nhiễm trùng nhất. Ngoài ra, trường hợp nặng nhất có thể gặp phải là gây ra các triệu chứng như nổi hạch cục bộ, mệt mỏi và sốt, dẫn đến nhiễm trùng huyết.
Bác sĩ Zhang cũng cho biết thêm do mưa thường xuyên trong mùa mưa, nước thải chảy ra từ các đường ống ngầm tạo thành nước tù đọng. Nếu giày và tất của chúng ta bị ướt bởi nước thải và không được thay bỏ ngay lập tức, nó có thể tạo cơ hội cho nhiều loại nấm và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trong trường hợp có vết thương ở chân.
Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào các mạch bạch huyết từ vết thương, gây ra viêm quầng. Tuy nhiên, ông chỉ ra rằng trừ khi mùa mưa hoặc điều kiện vệ sinh đặc biệt kém, viêm quầng thường không phổ biến trong cuộc sống của con người.
Sinh thiết vùng da bị viêm quầng.
Viêm quầng có nguy cơ tái phát
Bác sĩ da liễu Chen Houyi cũng cho biết thêm viêm quầng là một bệnh nhiễm trùng do liên cầu khuẩn gây tan máu. Vì tổn thương xảy ra trên bề mặt, nên các triệu chứng da bị đỏ, sưng, nóng và đau sẽ dễ xảy ra hơn nhưng có trường hợp sẽ gặp phải triệu chứng sốt, sốc nhiễm trùng và viêm cân hoại tử, thậm chí tử vong.
Để điều trị, bệnh nhân cần sử dụng kháng sinh dạng uống hoặc tiêm, nhưng ngay cả khi tình trạng được kiểm soát, vùng sưng cũng phải tốn vài tuần để chữa lành và có nguy cơ tái phát.
Bác sĩ Chen chỉ ra rằng liên cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương, những vết trầy xước nhỏ nên nếu bạn có vết thương và phải đi đến nơi có nguy cơ cao bị nhiễm liên cầu khuẩn như chợ ngoài trời, bạn nên tránh mang dép, nên mang giày và tất kín.
Nếu giày và tất bị ướt, nên thay thế càng sớm càng tốt để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn và nấm. Nếu da xuất hiện đỏ, sưng, nóng, đau và các triệu chứng khác, bạn nên tìm tư vấn y tế kịp thời để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
4 lưu ý tránh bị viêm quầng do liên cầu khuẩn
Bác sĩ Zhang Xiaofei đưa ra 4 phương pháp phòng ngừa mắc bệnh viêm quầng cho mọi người vào mùa mưa:
1. Sau khi bước vào vũng nước, hãy rửa sạch chân và lau khô bằng nước máy kịp thời và khử trùng vết thương kịp thời.
2. Cố gắng không mang giày dép ướt, ẩm.
3. Thoa kem dưỡng ẩm cho cả hai chân, thông qua tính kỵ nước của kem dưỡng, nó sẽ giúp chống thấm nước ở mức độ nhất định.
4. Nếu bạn bị bệnh nấm da môi, loét miệng hoặc viêm quầng tái phát, bạn nên tránh ăn các thực phẩm gây kích ứng và dị ứng.
Tham khảo thêm tại Sina, Skypost, 福州新闻新闻