Các chỉ số duy nhất trong máu của bệnh nhận COVID-19 sẽ giúp các bác sỹ xác định bệnh nhân có mắc bệnh nghiệm trọng và tử vong hay không.
Trong một nghiên cứu được dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu tại trường y Hull York và khoa Toán tại Đại học York của Anh, các nhà khoa học đã phân tích các mẫu máu của bệnh nhân COVID-19 nhập viện. Họ phát hiện ra các dấu hiệu trong máu liên quan đến việc bệnh nhân trở nên ốm yếu đến mức họ cần được điều trị tại cơ sở chăm sóc đặc biệt.
Phát hiện này có thể dẫn đến những cách thức mới để phân loại và đánh giá nguy cơ bệnh nhân COVID-19, giảm bớt áp lực từ các bệnh viện trong giai đoạn nhiễm COVID-19 tăng đột biến.
Chỉ số máu quan trọng
Kể từ khi bắt đầu đại dịch, các nhà nghiên cứu đã làm việc để tìm hiểu cách thức và lý do COVID-19 ảnh hưởng đến các cá nhân theo các cách khác nhau. Ngay cả những bệnh nhân nhập viện vì căn bệnh này cũng có nhu cầu điều trị đa dạng, với một số trường hợp nhẹ hơn chỉ cần thêm oxy, trong khi những trường hợp khác cần thông khí xâm lấn trong chăm sóc đặc biệt.
Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Dimitris Lagos từ trường y Hull York thuộc Đại học York, cho biết: “Nghiên cứu của chúng tôi đã xác định các yếu tố trong máu có mối tương quan duy nhất với kết quả bệnh nghiêm trọng và tử vong ở bệnh nhân COVID-19 nhập viện.”
Ông cho biết thêm: "Những phát hiện này hỗ trợ nhận xét rằng, COVID-19 là một căn bệnh phát triển theo từng giai đoạn và có thể cung cấp cho các bác sĩ thông tin quan trọng, cho phép họ điều chỉnh phương pháp điều trị theo mức độ nghiêm trọng của bệnh và xác định sớm những bệnh nhân có nguy cơ cao.
"Quan trọng là, phát hiện của chúng tôi có thể cung cấp cơ sở cho các xét nghiệm mới khả thi ở bất kỳ bệnh viện nào vì các mẫu chúng tôi sử dụng là từ các xét nghiệm máu thông thường đã được thực hiện như một phần của chăm sóc tiêu chuẩn cho bệnh nhân COVID-19."
Xét nghiệm mẫu máu
Nghiên cứu này đã xét nghiệm mẫu máu của hơn 160 bệnh nhân nhập viện trong đợt đại dịch thứ nhất và thứ hai và được thực hiện với sự hợp tác của Bệnh viện Giảng dạy York và Scarborough. NHS Foundation Trust, Đại học Manchester và bốn trung tâm chăm sóc y tế ở Manchester.
Các nhà nghiên cứu đã đo mức độ cytokine và chemokine, các protein trong máu thúc đẩy phản ứng miễn dịch áp đảo được quan sát thấy ở bệnh nhân COVID-19, cũng như vi RNA (được gọi là microRNA) phản ánh trạng thái của các mô bị bệnh và đã được biết đến là những chỉ số tốt về mức độ nghiêm trọng và giai đoạn của một số bệnh khác. Họ đã xác định một tập hợp các cytokine, chemokine và microRNA có liên quan đến kết quả tử vong do COVID-19.
Bão Cytokine
Đồng điều tra viên của nghiên cứu, Tiến sĩ Nathalie Signoret từ trường y Hull York tại Đại học York, cho biết: "Thời kỳ đầu của đại dịch, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy mức độ cao của các cytokine gây viêm, các phân tử điều chỉnh hoặc thay đổi phản ứng của hệ thống miễn dịch, trong bệnh nhân COVID-19 có kết quả kém. Tuy nhiên, cái gọi là “cơn bão cytokine” này cũng xuất hiện ở những bệnh nhân nhập viện với phiên bản bệnh nhẹ hơn.”
Ông cho biết thêm: "Phát hiện của chúng tôi cung cấp nền tảng khoa học cho sự phát triển của các xét nghiệm máu có thể cung cấp cho các bác sĩ thông tin quan trọng về phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân. Thực tế là phân tích này có thể được thực hiện như một phần của xét nghiệm máu lâm sàng đã được thiết lập có thể cung cấp cho tất cả các bệnh viện các công cụ tốt hơn để phân loại bệnh nhân và xác định sớm những cá nhân có nhiều khả năng bị kết quả xấu hơn."
Dự án nghiên cứu lớn này được khởi động vào năm 2020 với 6,5 triệu bảng Anh tài trợ trong 12 tháng từ UKRI để trả lời các câu hỏi chính về cách hệ miễn dịch tương tác với COVID-19, nhằm phát triển các phương pháp điều trị, chẩn đoán và vắc xin tốt hơn.
Đã tiêm gần 10 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi
Cập nhật trên Cổng thông tin tiêm chủng vắc xin COVID-19 đến 14h30 ngày 22/12 cho biết cả nước đã tiêm hơn 141 triệu liều vắc xin phòng COVID-19.
Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ tuổi chỉ định tiêm chủng trong năm 2021, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại.
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 130.768.533 liều, trong đó có 69.247.890 mũi 1; 60.158.756 mũi 2; 1.026.126 mũi 3 (đối với vắc xin Abdala ); 61.660 liều bổ sung và 274.101 liều nhắc lại.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin là 97,0% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều vaccine là 84,3% dân số từ 18 tuổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 93,6% và 80,3%; miền Trung là 94,5% và 82,7%; Tây Nguyên là 90,7% và 66,7%; miền Nam là 99,9% và 89,0%.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều cho dân số từ 18 tuổi trở lên: 31/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%; 12/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 20/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ dưới 90%, trong đó 05 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Hà Giang (78,7%), Quảng Nam (82,3%), Thái Bình (82,5%) và Thanh Hóa (83,1%), Cao Bằng (83,2%).
Tỷ lệ bao phủ đủ liều vắc xin cho dân số từ 18 tuổi trở lên: 17/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90%; 35/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 70 – dưới 90% ; 9/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 60 – dưới 70%...
Về triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi: Các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được 9.668.240 liều, trong đó có 6.867.452 liều mũi 1 và 2.800.788 liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vắc xin là 75,2% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vắc xin là 30,7% dân số từ 12 -17 tuổi. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 70,1% và 15,8%; miền Trung là 56,9% và 19,5%, Tây Nguyên là 67,5% và 0,9%, Miền Nam là 89,2% và 58,1%.
Các tỉnh thành phố đã cơ bản bao phủ đủ 02 liều vắc xin cho nhóm tuổi này là Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP HCM, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Hậu Giang.