Chồng cũ mang 2 tỷ tới xin tái hợp sau 3 ngày ly hôn, nhìn đôi giày anh đang đi tôi mới hiểu

Vì cạn sạch tiền, tôi đã lấy hết can đảm để gọi cho em trai mình hỏi vay tiền.

Vợ tôi mới sinh con thứ 2 cách đây vài tháng, cô ấy không đủ sữa cho con bú nên phải cho con ăn thêm sữa ngoài. Gia đình chúng tôi thực sự rất khó khăn, vì ngoài chi phí sinh hoạt hàng ngày còn phải trả các khoản vay nữa.

Để gồng gánh gia đình, ngoài công việc chính, tôi còn nhận thêm việc bên ngoài. Nhưng dù vậy, giá của một lon sữa bột vẫn khiến tôi lo lắng.

Đêm đó, khi chuẩn bị đi ngủ, vợ nói với tôi:

- Sữa cho con lại sắp hết rồi, mai anh mua nhé?

Giọng cô ấy rất nhẹ nhàng, nhưng tôi có thể nhận ra vợ đang cố gắng kìm nén những lo lắng ngổn ngang trong lòng. Tôi không nói gì, chỉ im lặng kiểm tra số dư trong tài khoản. Chỉ còn có hơn 200 nghìn, không đủ để mua một lon sữa bột. Trong lòng tôi thấy cay đắng nhưng không dám để vợ nhìn thấy.

- Hay là chúng ta chuyển sang dùng sữa bột rẻ hơn?

Tôi ngập ngừng đề nghị. Vợ không phản bác, chỉ gật đầu mệt mỏi. Lúc đó tôi cảm thấy vô cùng có lỗi. Tại sao tôi thậm chí không thể kiếm đủ tiền mua sữa bột cho con?

Vì cạn tiền, tôi ngập ngừng đề nghị vợ đổi sang loại sữa bột rẻ hơn cho con. (Ảnh minh họa)

Vì cạn tiền, tôi ngập ngừng đề nghị vợ đổi sang loại sữa bột rẻ hơn cho con. (Ảnh minh họa)

Ngày hôm sau, cuối cùng tôi đã lấy hết can đảm và gọi cho em trai mình hỏi vay tiền.

- Dạo này anh khó khăn quá, chú có thể cho anh vay 2 triệu được không? Nhà đang hết sữa bột cho con uống, anh thực sự không biết xoay sở ra sao nên mới hỏi vay chú.

Đầu bên kia điện thoại, em trai tôi im lặng vài giây rồi nhẹ nhàng thở dài:

- Anh đợi chút, em chuyển khoản cho anh.

Vài phút sau, tài khoản ngân hàng của tôi nhận được 20 triệu, gấp 10 lần so với số tiền hỏi mượn khiến tôi kinh ngạc. Chưa kịp nhắn tin hỏi tại sao em chuyển tiền nhiều như vậy thì em trai đã gọi tới.

- Em vừa gửi tiền cho anh rồi, anh nhận được chưa?

- Anh nhận được rồi, nhưng hình như chú chuyển nhầm thành 20 triệu rồi. Để anh gửi lại chú.

Không ngờ, em trai lại gạt đi:

- Em không chuyển nhầm đâu, anh cứ cầm đấy để lo cho các cháu trước đi. Em chỉ muốn hỏi anh một câu thôi. Anh cảm thấy thế nào khi em chuyển số tiền đó cho anh?

Tôi hơi bất ngờ, không hiểu tại sao em lại hỏi câu ấy. Xen lẫn đó là sự xấu hổ, ngập ngừng một lát, tôi trả lời:

- Anh… anh cảm thấy rất biết ơn, nhưng cũng cảm thấy xấu hổ vì là đàn ông, 36 tuổi rồi mà phải hỏi vay tiền em để mua sữa cho con.

Hết cách, tôi đã gọi điện hỏi vay tiền em trai mình. (Ảnh minh họa)

Hết cách, tôi đã gọi điện hỏi vay tiền em trai mình. (Ảnh minh họa)

Em trai nói với giọng đầy ấm áp:

- Anh đừng nói thế. Thực ra, em cảm thấy hơi buồn vì đến giờ anh mới gọi điện nhờ em giúp. Em biết anh là người mạnh mẽ, luôn cố gắng gồng gánh mọi thứ, không muốn người nhà phải lo lắng, nhưng chúng ta là anh em mà. Em không muốn anh nghĩ rằng, anh vay tiền em là làm phiền.

Tại sao anh vay tiền người ngoài được mà vay tiền em lại khó khăn đến thế? Chúng ta là người một nhà cơ mà, nên giúp đỡ, chia sẻ với nhau chứ? Anh làm thế sẽ làm em buồn đấy.

Tôi nghẹn ngào, cảm kích trước câu nói của em trai. Thực ra, tôi không dám hỏi vay tiền em trai không chỉ vì sợ làm phiền mà còn sợ bị em coi thường. Em tuy kém hơn tôi 5 tuổi, nhưng giỏi giang lắm, công việc kinh doanh thuận lợi nên mua nhà, tậu xe từ lâu rồi. Còn tôi, đi làm hơn 10 năm lương vẫn đứng im như thế, khoản vay mua nhà cũng chưa trả hết.

Nhưng những lời em trai nói ngày hôm đó đã khiến tôi nhận ra rằng, gia đình nên là nơi vững chãi nhất, là nơi tôi có thể tin tưởng để vượt qua mọi thử thách. Tôi cũng biết rằng, trong cuộc sống này, dù có khó khăn đến đâu, tôi luôn có một gia đình yêu thương và sẵn sàng hỗ trợ mình, và mọi chuyện rồi sẽ tốt lên thôi. 

Nghi ngờ con dâu ngoại tình, mẹ chồng lén cài định vị thì choáng váng khi thấy 2 người này trong phòng