Người ta vẫn nói thời bây giờ, chuyện mẹ chồng nàng dâu không còn nghiêm trọng như ngày xưa. Em thì thấy ngược lại. Nếu em không có bố mẹ đứng phía sau. Chắc chắn em đã rất khổ khi sống chung với mẹ chồng rồi.
Chồng em là dân thành phố, bố mẹ buôn bán nhỏ lẻ, kinh tế cũng khá giả nhưng để nói là giàu có thì không. Còn gia đình em ở quê, bố làm chủ thầu xây dựng nên tiền bạc không thành vấn đề. Thế nhưng lúc đầu, em và chồng cũng bị phản đối dữ lắm. Em còn nhớ hôm về ra mắt, sau khi hỏi qua về gia cảnh của em, mẹ chồng liền thở dài:
“Bác có mỗi một đứa con trai nên cũng kỳ vọng nhiều vào nó. Nói thật nhé, bác chẳng muốn nó lấy vợ xa. Nhất là lại xuất thân tỉnh lẻ như cháu đâu”.
Hồi ấy em cứ tưởng hai đứa chia tay rồi đấy chứ. Nhưng đúng là duyên phận. Chia tay được 2 tuần thì em biết mình có thai. Bác sĩ đã bảo cưới rồi, hai nhà dù có bằng mặt không bằng lòng thì cũng phải tổ chức đám cưới thôi.
Bác sĩ đã bảo cưới rồi, hai nhà dù có bằng mặt không bằng lòng thì cũng phải tổ chức đám cưới thôi. (Ảnh minh họa)
Trước hôm cưới, bố mẹ em cũng gọi con gái vào để hỏi thích quà gì. Nếu muốn thể diện, ông bà sẽ trao cho em 3 cây vàng. Còn không, ông bà sẽ tặng chiếc xe ô tô để vợ chồng em có phương tiện về thăm bố mẹ. Biết là bố mẹ thương và muốn mình có vốn liếng về nhà chồng nhưng em vẫn từ chối:
“Thôi bố ạ. Bây giờ người ta đám cưới đơn giản lắm. Bọn con cũng không thích khoa trương. Bố mẹ chỉ cần lo cho con một cái đám cưới trọn vẹn là con thấy mãn nguyện rồi”.
Nghe em nói vậy, bố mẹ cũng đồng tình. Nói thật, quê em bây giờ cũng văn minh lắm. Người ta trao tiền hay trao nhà, trao xe cho con chứ ít nhà nào trao vàng. Thế rồi hôm cưới, nhà trai nói sẽ trao cho em nửa cây vàng. Nhà gái thì vì đã thỏa thuận từ trước nên bố mẹ em không đăng ký lên trao.
Lúc đến nhà gái, thấy cổ em trống trơn, mẹ chồng mới hỏi nhỏ:
“Ở đây có phong tục nhà gái đến nhà trai mới trao vàng hả con? Sao mẹ không thấy ông bà bên ấy lên trao”.
Sẵn đó em mới nói luôn, rằng em và bố mẹ thống nhất là chẳng có món quà nào cả. Tưởng mẹ chồng sẽ thông cảm cơ. Ai ngờ trên đường về nhà trai tổ chức, bà không nói câu nào. Suốt cả lễ cưới, mẹ chồng cũng tỏ ra không hài lòng với bố mẹ em. Đỉnh điểm là khi đi chúc rượu các mâm, mẹ chồng đã dừng lại ở mâm có mặt bố em và nói:
“Thật lòng là hôm nay tôi cũng buồn ông bà lắm. Con gái đi lấy chồng mà đến một chỉ vàng ông bà cũng không cho. Chẳng hiểu bao năm nay, ông bà kiếm tiền để làm gì mà bây giờ lại khó khăn như thế”.
Mẹ chồng em xấu hổ trước bao quan khách. (Ảnh minh họa)
Nghe vậy, bố em đỏ bừng mặt. Ông đứng dậy cười đáp:
“Bà ạ, bà phải cảm ơn nhà tôi mới phải. Vì sợ lấn lướt gia đình bà nên tôi mới không lên trao vàng hay quà cho các cháu đấy. Tôi đã tuyên bố sẽ tặng 2 đứa một chiếc xe trị giá 1 tỷ. Như thế không biết đã đủ hay chưa”.
Nhưng chắc chắn sau hôm ấy, bà cũng thấy ngượng khi nói đến thông gia lắm.
Vậy mới nói, nếu không vì em được sinh ra trong một gia đình khá giả, có lẽ đã phải khổ sở dưới tay mẹ chồng rồi. Bây giờ thì ngược lại, biết bố mẹ em vững kinh tế nên mẹ chồng làm gì cũng không dám nặng nhẹ với em nửa câu. Bản thân bà có lẽ cũng học được một bài học về việc không nên vội vàng khinh thường người khác. Vì biết đâu, người xấu hổ lại chính là mình.