Những người phụ nữ thực sự hạnh phúc trong hôn nhân và tận hưởng cuộc sống đều có một điểm chung: họ tôn trọng mọi người và không bao giờ áp đặt kỳ vọng, hy vọng của mình lên người khác hoặc yêu cầu người khác phải thay đổi vì mình.
Vì vậy, dù đối mặt với chồng, con cái, họ hàng, bạn bè, họ cũng sẽ đặt ra ranh giới từ trước và tuân thủ nghiêm ngặt không vượt qua. Họ cũng biết rằng có 3 điều mình không nên làm trong hôn nhân, càng ít làm thì đầu óc càng thảnh thơi, bản thân càng hạnh phúc.
Ảnh minh họa
1. Không quá chú trọng đến mối quan hệ với chồng
Tôi có một người bạn, cô ấy đã nghỉ việc cách đây 5 năm khi mang thai và làm một bà nội trợ toàn thời gian. Kể từ ngày đó, cô ấy coi chồng con là tất cả đối với mình.
Cô ấy rất chăm chỉ, lo toan mọi việc cho gia đình từ cơm nước, dọn dẹp, giặt giũ, con cái,… nhưng chồng không những không biết ơn mà còn trách cô ấy quan tâm quá nhiều khiến cô buồn chán, thất vọng về cuộc hôn nhân này.
Nhưng sau đó cô bắt đầu tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý, nhờ mọi người cho lời khuyên để sửa chữa cuộc hôn nhân của mình. Nhận được lời khuyên, cô ất dần dần mở rộng mối quan hệ bạn bè của mình và bắt đầu đi làm lại, sống đúng với sở thích của mình. Nhờ đó giờ đây cô tràn đầy năng lượng trong cuộc sống, cảm thấy mỗi ngày đều thật trọn vẹn và có giá trị.
Khi cô ngày càng tốt hơn, thái độ của chồng đối với cô cũng dần thay đổi. Anh bắt đầu quan tâm đến tâm trạng và nhu cầu của vợ, thỉnh thoảng còn mua hoa hoặc nấu đồ ăn để tạo sự bất ngờ cho vợ.
Vì vậy, thay vì tự nhốt mình, coi chồng con là cả thế giới của mình thì tốt hơn hết người phụ nữ nên hướng sự chú ý về bản thân, biến bản thân thành một phiên bản tốt hơn. Có như vậy bạn mới dễ có được hạnh phúc. Còn nếu coi chồng con là cả thế giới, nếu một ngày thế giới trong bạn sụp đổ, bạn sẽ chẳng còn gì trong tay.
Ảnh minh họa
2. Mối quan hệ với mẹ chồng không nên quá gắn bó
Tôi từng đọc được tâm sự của một nàng dâu trên mạng xã hội thế này: “Vì muốn hòa nhập với gia đình chồng nên tôi có thiện ý đưa mẹ chồng anh về sống cùng để phụng dưỡng, chăm sóc, vì bố chồng tôi đã qua đời từ lâu rồi. Ai ngờ, cơn ác mộng lại bắt đầu.
Ngày đầu tiên dọn vào, bà đã chê bai tủ quần áo của tôi, trách tôi mua sắm quá nhiều. Thậm chí, bà còn bắt chồng tôi phải đưa lương của anh cho bà giữ, lương của tôi thì dùng chi tiêu trong nhà”.
Mối quan hệ giữa mẹ chồng và con dâu luôn là vấn đề lớn khiến nhiều người trăn trở. Phụ nữ muốn có mối quan hệ tốt với mẹ chồng thì chẳng có con đường nào khác ngoài dùng tấm lòng chân thành để đối đãi. Nhưng, các nàng dâu cũng cần phải nhìn nhận vào sự thật: duy trì một mối quan hệ là chuyện giữa hai người, và suy nghĩ của một người không thể quyết định kết quả.
Vì vậy, đừng lúc nào cũng làm theo cảm xúc của bản thân mà hãy cân nhắc thực tế. Thực tế là bạn và mẹ chồng quen biết nhau hoàn toàn vì một người đàn ông. Nếu một ngày mối quan hệ của bạn và chồng tan vỡ, bạn và mẹ chồng đương nhiên sẽ trở thành “người xa lạ”.
Do đó với mẹ chồng, bạn không nên quá xa cách với bà vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai vợ chồng; nhưng cũng đừng quá gắn bó, cần biết cái gì nên nói, cái gì không nên nói, cái gì nên làm cái gì không.
Ảnh minh họa
3. Quan hệ với con cái, không nên kiểm soát quá mức
Việc bố mẹ lo lắng, kiểm soát quá mức không phải là một điều may mắn cho một đứa trẻ mà là một điều bất hạnh. Trong khi người mẹ “chăm sóc” đứa trẻ, họ cũng bóp nghẹt suy nghĩ và phán đoán độc lập của nó, thậm chí có người còn cắt đứt quyền kết bạn và quyền được yêu của con cái. Việc này chỉ có hại chứ không hề có lợi gì cho con.
Là một người mẹ tốt, họ sẽ biết hướng dẫn, chỉ dạy cho con để con có suy nghĩ độc lập, để con trưởng thành hơn. Là một người mẹ tốt, họ sẽ tôn trọng quyết định của con cái, không can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con, nhưng vẫn sẽ kịp thời đưa ra lời khuyên khi cần thiết.
Bí quyết giữ hạnh phúc bền vững của phụ nữ không phải là “quản lý” hay “kiểm soát” gia đình mà là phải yêu bản thân mình trước, để mình được soi sáng bởi tình yêu, rồi mới bao dung và chấp nhận người khác.