Vợ chồng tôi sống ở thành phố, mẹ chồng ở quê có mỗi mình nên hai vợ chồng đã đón mẹ tới ở cùng để tiện bề chăm sóc. Vì công việc bận rộn, không có thời gian để lo việc nhà và chăm mẹ nên chúng tôi đã thuê chị Hằng về làm giúp việc cho nhà mình.
Chị Hằng là người nông thôn, chăm chỉ, thật thà và khéo léo. Kể từ khi chị đến nhà tôi, mọi việc trong nhà đều được chị làm đâu ra đấy, gần như tôi không cần phải động tay vào làm việc gì nữa. Tuy nhiên, sự yên bình của gia đình đã bị phá vỡ bởi một sự cố vào một đêm nọ.
Đêm đó, tôi đang sắp xếp ngăn tủ thì bất ngờ phát hiện thiếu mất cuốn sổ đỏ của căn nhà đang ở. Tôi lo lắng đến mất ăn mất ngủ, sau khi suy nghĩ kỹ càng tôi nghi ngờ chị Hằng đã trộm nó. Vì mẹ tôi chẳng đi đâu cả, chồng không có lý do gì lại mang sổ đỏ đi, chỉ có chị Hằng là người ngoài nên có động cơ trộm cắp nhất.
Tôi nói chuyện này với chồng và mẹ chồng. Họ nghe xong thì bất ngờ lắm, liên tục bênh vực người giúp việc và nói rằng trong chuyện này chắc chắn có hiểu lầm gì đó. Sau đó, chúng tôi quyết định hỏi thẳng chị Hằng.
Tôi bần thần khi phát hiện sổ đỏ không cánh mà bay. (Ảnh minh họa)
Ấp úng một lúc, chị quỳ xuống đất thú nhận lỗi lầm:
- Đúng, sổ đỏ là do tôi trộm, nhưng tôi cũng có nỗi khổ của mình. Mong mọi người thông cảm cho tôi, cho tôi cơ hội chuộc lỗi.
Hóa ra chồng của chị Hằng ở quê đột ngột đổ bệnh và cần tiền gấp. Họ hàng không ai cho vay, sổ đỏ ở quê đã thế chấp ngân hàng mà vẫn không đủ tiền. Không biết bấu víu vào đâu nên chị đã đánh liều trộm sổ đỏ của chúng tôi mang đi cầm cố. Nghe chính miệng chị giúp việc nói, chồng và mẹ chồng tôi im lặng, không nói thêm lời nào được nữa.
Không thể chấp nhận một kẻ trộm cắp trong nhà, tôi muốn gọi cảnh sát tới giải quyết. Nào ngờ lúc này mẹ chồng lại lên tiếng can ngăn:
- Con đừng gọi cảnh sát. Hằng thực sự đang gặp khó khăn, cùng đường mới phải làm vậy. Ở với nhau bao năm, mẹ tin vào nhân phẩm của nó. Hơn nữa, cô ấy đưa sổ đỏ nhà mình cho một người họ hàng để cầm cố chứ không mang ra mấy cửa hàng cầm đồ, thế chấp tài sản. Khi hỏi tới cũng hối lỗi nhận sai và vẫn muốn lấy lại sổ đỏ cho chúng ta. Đánh kẻ chạy đi không ai chạy lại, chúng ta nên cho cô ấy một cơ hội.
Tôi thực sự sốc khi nghe mẹ chồng nói những lời đó. Bà quá hiền lành, tốt bụng. Nhưng chồng cũng hùa theo, nói đỡ cho chị giúp việc:
- Chị ấy thực sự khó khăn mới thế, em hay tha lỗi cho chị ấy đi. Chúng ta đi lấy lại sổ đỏ, khoản tiền kia thì để chị ấy làm trả nợ dần cũng được. Anh tin sau này chị ấy sẽ không dám làm vậy nữa đâu.
Nghe mẹ chồng và chồng thuyết phục, tôi đã cho chị giúp việc cơ hội sửa sai. (Ảnh minh họa)
Chồng và mẹ chồng thuyết phục mãi nên tôi đành đồng ý cho chị giúp việc cơ hội bù đắp lỗi lầm. Hôm sau, chúng tôi cùng chị Hằng đi lấy lại sổ đỏ. Mẹ chồng tôi còn cho thêm chị 15 triệu để lo chữa bệnh cho chồng:
- Số tiền này cháu có thể dùng cho những trường hợp khẩn cấp, không cần phải trả lại, coi như chút tấm lòng của nhà bác. Nếu gặp khó khăn về sau, có thể trực tiếp nói cho bác biết chứ đừng làm những việc trái với đạo lý, lương tâm. Đói cho sạch, rạch cho thơm cháu à, thế mới đáng quý.
Mẹ chồng còn bảo tôi tăng thêm tiền lương cho chị Hằng. Khi đó, chị cảm động tới rơi nước mắt và rối rít xin lỗi, cảm ơn.
Sau sự việc này, chị Hằng làm việc chăm chỉ hơn, hết lòng hết dạ vì gia đình tôi. Thú thực ban đầu tôi hơi e dè chị, nhưng dần dần cũng thay đổi cái nhìn về chị và bắt đầu quan tâm đến cuộc sống của chị hơn.
Sự bao dung và thấu hiểu của mẹ chồng và chồng đã dạy cho tôi một bài học, rằng ở đời ai cũng có thể gặp khó khăn. Đưa than trong tuyết còn hơn thêu hoa trên gấm, giúp người trong lúc họ gặp khó khăn nhất bao giờ cũng ý nghĩa và đáng quý hơn. Và, sự chân thành, giúp đỡ ắt sẽ được báo đáp.