Sợ cảnh làm dâu nên 30 tuổi mới lấy chồng, lúc cưới chồng nói một câu khiến 9X thấy vừa thương vừa tội

Mẹ chồng nói là biết chắc chắn sẽ có cái kết buồn này và trách chúng tôi chỉ biết nghĩ đến bản thân, không thương bố mẹ và em Hạnh.

Ngày mới về làm dâu, tôi nghe bà cô chồng nói bố mẹ tôi sinh được 4 người con trai, khát có con gái nên quyết tâm sinh bằng được. Mong muốn có được con gái cuối cùng cũng đạt được nhưng con sinh ra lại bị dị tật và ốm đau bệnh tật triền miên khiến kinh tế gia đình giảm sút theo.

Bố mẹ chồng tôi là những người có nghị lực nên không chịu đầu hàng số phận. Ông bà làm đủ mọi nghề miễn sao kiếm được tiền nuôi 4 anh em ăn học và cô con gái út bị tật. Từ khi các con trai có được công việc và lập gia đình thì cuộc sống của bố mẹ chồng tôi mới được yên ổn.

Hôm Tết vừa rồi, các con cháu có mặt đông đủ, bố chồng họp gia đình và ngỏ ý muốn chúng tôi nhận nuôi em chồng.

Mẹ chồng nói:

“Năm nay bố mẹ ngoài 70 tuổi, sức khỏe yếu đi lại khó khăn, chăm sóc cho Hạnh càng vất vả hơn. 4 con trai ai cũng yên bề gia thất, riêng có mỗi em gái út là nỗi lo đau đáu trong lòng bố mẹ. Nếu không sắp xếp cuộc sống yên ổn cho em ấy, bố mẹ chết cũng không nhắm mắt được”.

Hôm Tết vừa rồi, các con cháu có mặt đông đủ, bố chồng họp gia đình và ngỏ ý muốn chúng tôi nhận nuôi em chồng. (Ảnh minh họa)

Hôm Tết vừa rồi, các con cháu có mặt đông đủ, bố chồng họp gia đình và ngỏ ý muốn chúng tôi nhận nuôi em chồng. (Ảnh minh họa)

Mẹ muốn 4 anh em trai mỗi tháng góp cho bố mẹ 2 triệu để thuê người chăm sóc Hạnh. Anh cả bất ngờ nói:

“Mang tiếng là mỗi tháng vợ chồng kiếm được hơn 30 triệu nhưng ở thành phố chi phí đắt đỏ, chẳng tháng nào có dư, mua nhà trả góp nhiều năm nay chưa xong, biết lấy tiền đâu mà gửi về cho bố mẹ”.

Thấy các anh bức xúc, chồng tôi cũng xin góp ý kiến:

“Bố mẹ còn khỏe, sống thọ lâu dài, trước mắt cứ nuôi Hạnh. Khi nào ông bà yếu quá không thể nuôi em ấy được nữa thì chúng con sẽ chia nhau nuôi em. Bố mẹ không phải lo vấn đề đó đâu. Còn hiện tại chúng con kinh tế đều khó khăn, không có tiền chu cấp cho em ấy được”. 

Vì thế ông bà đã chuẩn bị phương án thứ 2, đó là sẽ nhờ vợ chồng chị họ sống bên cạnh chăm sóc em Hạnh những năm tháng tới.

Anh cả bảo chẳng ai chăm sóc em Hạnh không công cả, chắc bố mẹ đã có thỏa thuận ngầm gì với chị ấy. Mẹ chồng bảo:

“Số Hạnh thiệt thòi, vì thế bố mẹ sẽ cắt 1 suất đất cho em ấy, phần đất còn lại sẽ để dưỡng già. Nếu ai nhận nuôi Hạnh thì sẽ được hưởng đất. Các con từ chối nuôi em thì mẹ phải nhờ người ngoài giúp đỡ”.

Anh cả bảo chẳng ai chăm sóc em Hạnh không công cả. (Ảnh minh họa)

Anh cả bảo chẳng ai chăm sóc em Hạnh không công cả. (Ảnh minh họa)

Mẹ vừa nói xong, anh cả nói sẽ nuôi cả em và bố mẹ và toàn bộ đất đai anh ấy được hưởng hết. Anh bảo mỗi tháng sẽ bỏ ra 6 triệu thuê người giúp việc chăm sóc bố mẹ và Hạnh. Bố mẹ cũng phải sang tên sổ đỏ cho anh chị sớm kẻo nếu chẳng may 1 người mất thì sẽ rất phiền toái.

Mảnh đất của bố mẹ có 2 suất mặt tiền, nếu bán đi 1 suất thì ông bà có thể sống hết đời. Anh cả tính toán quá khôn ngoan và lanh lợi khiến chồng tôi cùng 2 người anh nữa không tán thành.

Anh cả làm như thế vừa được tiếng nuôi bố mẹ và Hạnh, còn được thừa kế hết đất nữa, đúng là lợi đủ đường nên chúng tôi không đồng ý. Cuối cùng anh em tôi thống nhất mỗi người bỏ ra 2 triệu thuê người giúp việc nuôi Hạnh. Vòng đi vòng lại cuối cùng cũng về phương án như bố mẹ đặt ra ban đầu.

Bố bắt chúng tôi phải ký vào giấy là sau này ông bà mất, các con chung tay nuôi em Hạnh, nếu người nào không chịu nuôi thì sẽ không được hưởng tấc đất nào. Nếu chúng tôi không làm được thì nói ngay để ông bà còn biết nhờ người ngoài chăm sóc Hạnh. Cuối cùng chúng tôi cũng vui vẻ đồng ý với nguyện vọng của bố mẹ đưa ra.

Tôi không ngờ mẹ chồng già rồi mà mưu vẫn còn rất cao. Chắc gì chị họ đã muốn nuôi Hạnh, chẳng qua bà cố tình lấy chị ấy ra để khích tướng các con có trách nhiệm với gia đình hơn.

Bố mẹ chồng đến nhà thông gia đón con dâu về, tôi đáp một câu khiến ông bà tái mặt