Vợ chồng tôi đã về hưu và lương tổng cộng của chúng tôi cũng được hơn 20 triệu/tháng. Nhưng tôi không nói cho con nào biết, tôi sợ bọn chúng biết bố mẹ nhiều tiền sống ỉ lại, lười lao động.
Trong nhà tôi có 3 tỷ gửi tiết kiệm nhưng vẫn sống ở ngôi nhà cấp 4, nhiều lúc chồng muốn đập bỏ để xây nhà mới mà tôi không đồng ý. Tôi vẫn thích cuộc sống giản dị, không phô trương như những bà con hàng xóm khác.
Đầu năm nay, vợ chồng con gái về quê mời tôi ra thành phố chăm sóc cháu ngoại để con đi làm. Vợ chồng tôi nửa đời người phải xa nhau rồi, tôi muốn những năm cuối đời được ở bên cạnh chăm sóc ông.
Chồng tôi định cho con gái tiền thuê người giúp việc để ông bà được sống yên vui ở quê. Nhưng tôi lại nảy ra ý định khác, đó là vợ chồng tôi cùng ra thành phố sống với con cháu. Tôi vừa có thể chăm sóc cả ông lẫn cháu.
Nghe đến đây chồng tôi vui lắm, ông bảo cũng muốn ra thành phố sống một thời gian để thay đổi không khí và tiếp cận những cái mới lạ. Cả đời làm ra tiền cũng là lúc phải đi hưởng thụ.
Đầu năm nay, vợ chồng con gái về quê mời tôi ra thành phố chăm sóc cháu ngoại để con đi làm. (Ảnh minh họa)
Không muốn con rể nghĩ nhiều, ngay từ khi mới đến tôi đã nói thẳng:
“Mẹ đi chăm sóc cháu, không yên tâm để ông một mình ở quê. Thế là mẹ kéo ông cùng ra phố ở với con cháu. Mỗi tháng mẹ sẽ đóng thêm 3 triệu tiền ăn với các con”.
Thế nhưng vợ chồng con gái không chịu để tôi chi đồng nào, con rể nói:
“Người ta đi làm có lương, con trả lương chắc chắn mẹ sẽ không lấy của con cháu. Ông bà chịu ra phố chăm sóc cháu là chúng con mừng lắm rồi, sao dám để bà chi tiền ăn cho ông. Từ tháng sau, vợ chồng con sẽ biếu bố mẹ mỗi tháng 5 triệu. Số tiền đó tuy ít nhưng mong ông bà nhận cho bọn con vui lòng”.
Chúng tôi định từ chối nhưng thấy con rể nói nhiều quá nên bằng lòng nhận số tiền con biếu mỗi tháng. Vợ chồng tôi không thiếu tiền, con biếu một đồng, chúng tôi sẽ trả gấp đôi. Mục đích chính của tôi là muốn xem các con có đối xử tốt với bố mẹ không.
Ra phố, chồng tôi nhanh chóng hòa nhập được với những người cùng tuổi trong khu phố. Mỗi buổi sáng ông ra phố tập thể dục dưỡng sinh với mọi người. Những lúc rảnh ông lại chơi cờ tướng hay ngồi uống nước chè với mấy người bạn. Buổi chiều lấy xe đạp đi dạo phố với mấy ông bạn già.
Những tháng đầu con rể đối xử rất tốt với bố mẹ vợ. (Ảnh minh họa)
Chồng tôi hòa nhập rất nhanh với cuộc sống ồn ào nơi phố phường và ông còn nhen nhóm ý tưởng bán nhà ở quê ra phố mua nhà ở gần các con.
Chúng tôi rất tức giận khi con rể mắng con gái tôi:
“Cô là của nợ của đời tôi, đưa bao nhiêu tiền cho vợ cũng hết. Từ tháng sau để ông bà về quê, thuê người giúp việc cho thoải mái. Rõ ràng là nhà của tôi mà cứ phải nhìn mặt bố mẹ cô để sống. Tiền mỗi tháng chi cho 2 người còn quá trả tiền thuê người làm. Con rể làm bục mặt ra, còn bố vợ chỉ ngồi chơi an dưỡng hưởng thụ, nhìn mà phát bực”.
Cuối cùng con rể cũng bộc lộ bộ mặt thật ra, chúng tôi không thể tiếp tục sống chung một mái nhà nữa. Tôi đẩy cửa ra làm 2 con kinh ngạc lẫn bối rối. Con rể vội vàng ôm vợ như thể chưa có chuyện gì xảy ra. Có lẽ con đi làm diễn viên thì hợp hơn. Tôi nói luôn:
“7 tháng qua con biếu bố mẹ được 35 triệu, bây giờ mẹ trả lại 70 triệu, coi như trả tiền ăn cho bố con trong mấy tháng vừa rồi. Ngày mai bố mẹ sẽ về quê sống, mong con cháu ở lại sống vui vẻ. Bố mẹ thật sự xin lỗi khi đã làm đảo lộn cuộc sống của các con”.
Con rể vội nói lời xin lỗi nhưng chúng tôi vẫn chẳng thể ở lại nữa mà kiên quyết về quê. Chỉ có ngôi nhà của mình mới mang lại yên vui hạnh phúc.