Một số người có thể nói rằng, ly hôn giống như một đòn giáng vào phụ nữ, khiến họ suy sụp và không dễ dàng vượt qua được. Quả thực là như vậy, nhiều người nhanh thì vài năm, lâu thì vài chục năm mới vượt qua được cú sốc này. Liêu Lam cũng biết phụ nữ nếu ly hôn sẽ phải đối mặt với nhiều thứ khó khăn, nhưng dù sao vẫn phải sống và nếu có cơ hội sẽ tái hôn.
Liêu Lam đã ly hôn được 3 năm, có thể nói rằng đây là quãng thời gian tăm tối nhất cuộc đời cô. Mấy năm vừa qua, cô sút cân rất nhiều, ăn không ngon ngủ không yên. Cô thường xuyên mơ về chuyện cũ, mỗi lần tỉnh dậy lại thầm cảm ơn đó chỉ là một giấc mơ, cô vẫn phải sống vì con mình và không thể đắm chìm mãi trong quá khứ như vậy.
Tất nhiên trong 3 năm qua, thỉnh thoảng cô cũng gặp lại chồng cũ, vẫn thấy ánh mắt quen thuộc ngày nào. Nhiều người khuyên cô tái hôn, nhưng con cái càng lớn, gánh nặng tài chính rất áp lực, cô chẳng còn bận tâm đến chuyện yêu đương của mình. Đôi lúc, cô cảm thấy rất mệt mỏi, những đêm dài vắng lặng khi nằm ngủ một mình khiến cô tủi thân vô cùng. Được sự động viên của bố mẹ, cô nghĩ đến vấn đề tái hôn với chồng cũ.
Khi gặp lại chồng cũ, cô tiết lộ muốn tái hôn và anh cũng đã đồng ý. Tuy nhiên, về vấn đề mẹ chồng nàng dâu, chồng cũ nói rằng nếu bản thân không thay đổi thì hãy dẹp bỏ chuyện tái hôn đi.
Thái độ của chồng cũ dường như khiến cô quay về với giấc mơ và cuộc hôn nhân ngày trước. Cô luôn đối mặt với mâu thuẫn với mẹ chồng một mình, không nhận được sự thấu hiểu của chồng. Cô tự hỏi rằng, liệu sau khi tái hôn, bản thân có hạnh phúc không, hay lại tiếp tục với chuỗi ngày trước đây lặp lại.
Muốn tái hôn với chồng cũ, phụ nữ cần cân nhắc nhiều thứ. (Ảnh minh họa)
Trước câu hỏi có nên quay lại với chồng cũ hay không, phụ nữ không thể chỉ đưa ra lựa chọn với suy nghĩ thụ động là mong cầu bản thân hạnh phúc với tình yêu. Có thể nói, khi đối mặt với việc tái hôn và ngay cả khi đối mặt với cuộc sống của chính mình, phụ nữ cần phải có ý thức “thiết lập quyền tự chủ để làm cho mình hạnh phúc”. Đặc điểm quan trọng nhất của tính tự chủ này là:
Khi gặp vấn đề, bạn không còn mù quáng bám vào thái độ đối phương, không còn ảo tưởng về việc có được hạnh phúc thông qua sự quan tâm và hiểu biết của đối phương về mình. Thay vào đó, bạn có phương hướng sống của riêng mình, có ý thức và lập kế hoạch, biết cách tạo ra hạnh phúc, cuối cùng là lựa chọn phù hợp.
Quay lại vấn đề có nên tái hôn hay không, muốn tái hôn được hạnh phúc, phụ nữ cần phải cân đo đong đếm kỹ lưỡng, dựa trên nhiều yếu tố, trước tiên là cần phải trả lời 4 câu hỏi này:
Thứ nhất: Tại sao lại tái hôn?
Nghĩ đến câu hỏi này, có lẽ câu trả lời của nhiều phụ nữ là muốn có chỗ dựa riêng để gia đình trọn vẹn, con cái có môi trường phát triển tốt.
Đây thực sự là mục đích của việc tái hôn nhưng với mục đích này, phụ nữ cần phải suy nghĩ một chút, vì 2 người vẫn còn tình cảm với nhau hay là vì cuộc sống quá mệt mỏi nên cần có ai đó bám víu vào.
Nếu 2 người vẫn còn yêu nhau nhiều, khả năng hạnh phúc sau khi tái hôn tương đối cao. Nếu bạn chọn tái hôn chỉ vì mục đích chung sống, bạn phải biết trong thâm tâm rằng, sự tái hợp như vậy là khó khăn và phải điều chỉnh phù hợp nhu cầu cuộc sống của mình sau khi tái hôn.
Thứ hai: Mẫu thuẫn trong vụ ly hôn đã được giải quyết chưa?
Vì đã tái hôn nên không thể tránh khỏi những mâu thuẫn trong lần ly hôn trước đó, liệu nó đã được cả 2 giải quyết chưa và nhận thức sau 1 lần tan vỡ như thế nào.
Tái hôn không phải là việc 2 bên sẵn sàng bắt đầu làm lại từ đầu, cần phải chú ý đến vấn đề mâu thuẫn dẫn đến ly hôn trước đó, nếu không giải quyết sau một thời gian hôn nhân sẽ rất lạnh nhạt.
Nếu muốn tái hôn hạnh phúc, bạn cần phải trao đổi thẳng thắn vấn đề trước đó với đối phương.
Thứ ba: Sự hiểu biết của nhau về hôn nhân và mối quan hệ có thay đổi không?
Có rất nhiều vấn đề trong hôn nhân và những xung đột nảy sinh khiến cho tình cảm của 2 vợ chồng trở nên ngột ngạt, đến mức không thể chịu đựng được nữa. Ví dụ, vấn đề mẹ chồng nàng dâu là nguyên nhân dẫn đến ly hôn, nhưng 1 bên cần bàn bạc, bên kia lại cảm thấy không cần thiết. Rõ ràng, 2 người không có tiếng nói chung để giải quyết vấn đề từ gốc rễ, tốt nhất không nên tái hôn.
Đây đều là những thái độ xử lý chưa chín chắn, tất nhiên thái độ này phản ánh quan niệm sống buông thả và thiếu hiểu biết sâu sắc về hôn nhân.
Điều này sẽ đảm bảo hơn cho chất lượng của mối quan hệ sau khi tái hôn.
Thứ tư: Nỗi đau ly hôn đã chữa lành chưa?
Đây là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt dưới góc độ của phụ nữ, bởi tái hôn không có nghĩa là có thể chữa khỏi những hệ lụy ly hôn mang lại cho phụ nữ;
Ví dụ, bạn đã từng bị phản bội trong cuộc hôn nhân trước. Bạn bị tổn thương và nghi ngờ về tình cảm của người bạn đời cũng như cảm xúc của mình. Vậy thì, trước khi tái hôn, bạn cần nói rõ với bản thân rằng mình liệu đã thực sự thoát khỏi sự tổn thương hay chưa.
Nếu đã sẵn sàng sữa chữa mối quan hệ trước đây, cho đối phương cơ hội làm lại, cho phép mình từ bỏ những thù hận, bạn đã sẵn sàng cho việc tái hôn.
Sự tổn thương bên trong của bạn được chữa khỏi, tâm trạng sau khi tái hôn có thể bình tĩnh trở lại. Nếu tái hôn với sự tổn thương, bạn sẽ rất dễ bị tổn thương một lần nữa, bởi vì trái tim lúc này sẽ rất nhạy cảm, ngay cả khi đối phương đã nỗ lực, bạn cũng khó có thể tin rằng mình sẽ hạnh phúc.