Ảnh minh hoạ
Metro đưa tin một phụ nữ Ấn Độ đã được chính quyền cho phép ly hôn với lý do nhà chồng không xây toilet. Trong suốt 5 năm chung sống, cô này thường xuyên phải chờ đến tối để ra cánh đồng gần nhà đi vệ sinh.
Người phụ nữ này từng nộp đơn cách đây 2 năm nhưng luật pháp Ấn Độ chỉ cho phép ly hôn trong những trường hợp nhất định như bạo hành gia đình nên yêu cầu của cô không được giải quyết. Tuy nhiên, trong phiên tòa gần đây nhất, thẩm phán cho rằng việc bắt vợ đi vệ sinh ngoài trời suốt thời gian dài cũng là một hình thức tra tấn.
Tờ Times of India dẫn lời thẩm phán: "Chúng ta có thể bỏ tiền ra mua thuốc lá, rượu và điện thoại di động nhưng lại không muốn xây nhà vệ sinh để bảo vệ phẩm giá cho người thân trong gia đình. Ở các vùng quê, phụ nữ thường phải chờ cho đến khi tắt nắng mới giải quyết được các nhu cầu tự nhiên của cơ thể".
Tác hại của việc sống keo kiệt, tằn tiện quá mức
Hãy trân trọng bản thân và hãy thụ hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn từng ngày qua nhiều cách khác nhau. Đừng bao giờ nghĩ rằng khi nào có tiền thật nhiều mới có thể thụ hưởng được, đó là ý nghĩ sai lầm và lạc hậu. Dù ở giai đoạn nào của cuộc đời, chúng ta cũng nên thụ hưởng dù là ít hay nhiều.
Nhiều người có thói quen mặc một chiếc áo may ô, quần đùi, hoặc quần áo lót cho tới khi rách mới bỏ đi. Hay những người tiết kiệm bằng cách mua quần áo cũ, mua hàng giá rẻ kém chất lượng,…Nếu cứ tiếp tục tiết kiệm phi lý, khoác lên mình những bộ quần áo rẻ tiền suốt đời, liệu bạn có đang hủy hoại hình tượng của bạn không? Chưa đâu, nó còn ảnh hưởng sức khỏe của bạn nữa, bởi vì trang phục rẻ thì nguyên vật liệu không tố và đồ cũ thì đã giảm chất lượng.
Như câu chuyện kể trên, sự tằn tiện quá mức của nhà chồng không chịu xây toilet không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn tác động đến cả sức khoẻ người phụ nữ khiến cô không thể chịu nổi.
Sự tằn tiện quá mức của bố mẹ không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ trong gia đình mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của con cái.
Đơn cử như câu chuyện nhỏ sau: Tiểu Lý là con trai duy nhất trong một gia đình ở Trung Quốc. Cả bố và mẹ của cậu bé đều làm công việc có mức lương cao. Tuy nhiên, vì muốn dạy con siêng năng và biết sống tiết kiệm, họ đã quyết định tằn tiện mọi chi phí trong nhà, mục đích là để Tiểu Lý lấy đó làm gương noi theo.
Ảnh minh hoạ
Từ nhỏ, Tiểu Lý chưa bao giờ được mua đồ chơi hay quần áo mới. Tất cả mọi thứ cậu có đều là của người khác mang đến nhà cho. Chính vì thế, mỗi khi thấy ai có đồ chơi mới, quần áo mới, trong lòng Tiểu Lý luôn nảy sinh sự ganh tị.
Sau khi lên đại học, bố mẹ cũng chỉ cho cậu bé 400 tệ (khoảng 1,3 triệu đồng) tiền sinh hoạt mỗi tháng. Số tiền này không đủ để Tiểu Lý chi tiêu. Cuối cùng, đứa trẻ, ngoài việc học ra, còn phải đi làm thêm mỗi ngày. Thế nhưng, đôi khi vẫn phải chịu bụng đói đi ngủ.
Chính vì mặc cảm mình nghèo nên tính cách của Tiểu Lý dần trở nên nhạy cảm, tự ti. Cậu bé còn bắt đầu keo kiệt và tính toán với mọi người khiến bạn bè xa lánh. Cho đến tận lúc đi làm, Tiểu Lý vẫn không hề hay biết rằng nhà mình rất giàu, còn sự bủn xỉn tính toán đã bám theo cậu một cách chặt chẽ.
Nhìn vào thực tế, chúng ta sẽ thấy có một bộ phận cha mẹ dù kinh tế khá giả nhưng vẫn ép con sống trong sự nghèo nàn, kham khổ. Họ cho rằng phải để con khổ thì con mới biết vươn lên. Song, cái gì cũng nên có giới hạn của nó.
Dẫu biết rằng dạy con sống cần kiệm là tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là cha mẹ sẽ thu hẹp mọi chi tiêu của con lại. Những đứa trẻ lớn lên trong sự nghèo nàn về vật chất thường có xu hướng coi trọng tiền bạc. Khi tiếp xúc với mọi người, điều trẻ quan tâm nhất là người đó có giàu không, có giá trị để lợi dụng không. Thậm chí ngay cả khi chơi với bạn thân hay họ hàng, trẻ vẫn sẽ giữ cách cư xử như vậy.