Vợ chồng giữ tiền chung hay riêng sẽ hạnh phúc hơn? Nghiên cứu từ đại học Mỹ khiến nhiều người ngỡ ngàng

Khi vào nhà, cảnh đầu tiên tôi nhìn thấy là mâm cơm mẹ ăn còn dở dang, có một miếng xương gà và nửa bát cơm còn dư.

Sau khi học xong cấp 3, tôi và em gái sinh đôi trượt đại học và ra thành phố kiếm việc. Những năm đầu cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn nhưng do không ngừng học hỏi và khát vọng làm giàu, chị em tôi đã đạt được những thành tựu nho nhỏ ở nơi đất khách quê người.

Chúng tôi có được một cửa hàng làm bánh cuốn, hoạt động từ sáng sớm đến tối khuya, khách hàng tấp nập cả ngày lẫn đêm. Nhờ đó mà ở tuổi 30 chúng tôi đã mua được nhà thành phố và thoát được cảnh ở trọ.

Điều chúng tôi hạnh phúc nhất là đã mua tặng bố mẹ được một ngôi nhà trị giá 3 tỷ ở quê. Bố mẹ tôi không phải sống cảnh ở nhờ nhà bác cả nữa, họ đã có ngôi nhà của riêng. Ngày nhận nhà bố mẹ tôi đã rơi nước mắt cảm ơn 2 cô con gái ngoan ngoãn giỏi giang.

Hiện tại, 2 chị em gái tôi đã lập gia đình và sống ở thành phố. Còn bố tôi đã khuất núi, vợ chồng em trai tôi đang sống cùng với mẹ. Do công việc bận rộn nên chúng tôi rất ít khi về quê nhưng tháng nào cũng gửi biếu mẹ vài triệu để chi tiêu sinh hoạt.

Đã lâu chúng tôi không về quê nên tuần vừa rồi hai chị em quyết định nghỉ việc làm chuyến du lịch về quê. Tiền hết còn kiếm được nhưng mẹ chỉ có một. Thế nên khi mẹ còn sống, chúng tôi cần phải thường xuyên về thăm nom bà hơn.

Ngày nhận nhà bố mẹ tôi đã rơi nước mắt cảm ơn 2 cô con gái ngoan ngoãn giỏi giang. (Ảnh minh họa)

Ngày nhận nhà bố mẹ tôi đã rơi nước mắt cảm ơn 2 cô con gái ngoan ngoãn giỏi giang. (Ảnh minh họa)

Thấy con cháu về đông đủ, mẹ tôi mừng rỡ, chạy từ trong nhà ra ôm chúng tôi mà khóc. Hơn 2 năm không gặp mẹ, nhìn lưng mẹ gù đi nhiều quá mà tôi thương.

Mẹ bảo dạo này bị tiểu đường nên sức khỏe không còn tốt như trước nữa. Chị em tôi rất bất ngờ khi biết mẹ bị bệnh. Vì không muốn chúng tôi lo lắng nên cả nhà giấu bệnh tình của mẹ. Chúng tôi là những đứa con gái vô tâm, mải mê kiếm tiền mà chẳng quan tâm đến sức khỏe của mẹ.

Tôi hỏi mẹ buổi trưa em dâu cho ăn gì. Mẹ bảo:

“Em dâu chăm sóc mẹ kỹ lưỡng lắm, ngày cho ăn 4 đến 5 bữa. Em ấy nói người tiểu đường nên ăn nhiều bữa trong một ngày thì mới tốt cho sức khỏe. Buổi sáng, em dâu bận rộn con cái và chuẩn bị cơm cho chồng đi làm vậy mà vẫn không quên nấu canh ngon cho mẹ. Từ ngày mẹ bị bệnh, em dâu nghỉ việc ở nhà chăm sóc cho mẹ.

Mỗi bữa mẹ chỉ ăn ít thôi nhưng đủ chất và no cả ngày, thế nên sức khỏe mẹ dạo này có nhiều chuyển biến tốt hơn trước Tết rồi”.

Mẹ rất hài lòng về cách em dâu tôi chăm sóc mẹ trong mấy năm nay. (Ảnh minh họa)

Mẹ rất hài lòng về cách em dâu tôi chăm sóc mẹ trong mấy năm nay. (Ảnh minh họa)

Vào phòng ngủ của mẹ, tôi thấy có một hộp sữa dành cho người tiểu đường, thuốc và đồ ăn vặt. Mỗi tháng tôi đưa cho em dâu có 3 triệu để lo ăn uống cho mẹ. Em ấy dùng hết số tiền chúng tôi gửi cho để chăm sóc cho mẹ.

Chúng tôi thấy áy náy khi em dâu phải nghỉ việc để phụng dưỡng mẹ chồng. Sau khi bàn tính, chị em tôi quyết định góp thêm cho em dâu 6 triệu mỗi tháng để trả công cho em ấy.

Thật bất ngờ, em dâu không nhận. Em bảo:

“Khi mẹ còn khỏe, bà đã chăm sóc các con của bọn em rất tốt. Bây giờ sức khỏe mẹ yếu, bọn em phải có trách nhiệm nghĩa vụ với mẹ, các chị không phải nghĩ ngợi gì đâu”.

Chúng tôi đang loay hoay chưa biết trả ơn em dâu đã đối xử tốt với mẹ bằng cách nào cho hợp lý thì mẹ tôi gợi ý:

“Ngày trước bọn con mua nhà cho bố mẹ, mẹ chẳng còn sống được lâu nữa. Vợ chồng em trai đối xử rất tốt với mẹ, các con có thể cho tặng các em ấy ngôi nhà này. Nếu được như thế mẹ xuống dưới suối vàng cũng yên lòng”.

Lời gợi ý của mẹ rất đúng, cuối cùng chúng tôi quyết định tặng cho vợ chồng em trai ngôi nhà. Các em rất cảm kích tấm lòng của các chị và hứa sẽ không phụ lòng chúng tôi.

Chồng khoe lương hưu 20 triệu một tháng, vợ tiêu tiền không hết, tôi chua chát nói ra lời ly hôn