Xem phim "Sex Education", tôi mới thực sự hiểu thứ bên trong chiếc hộp vợ đặt ở đầu giường

Tôi sổ tiết kiệm mở ra, số dư ghi là 400 triệu.

Điện thoại trên bàn rung lên kêu oang oang, tôi liếc nhìn màn hình hiển thị cuộc gọi, tay run lên suýt nữa làm đổ ly café vừa pha. 3 năm ly hôn rồi nhưng điện thoại của em gái chồng cũ vẫn như một quả bom hẹn giờ, mỗi lần reo lên thì chắc chắn là có chuyện không hay.

- Chị dâu... xin chị về nhà nhanh đi...

Tôi vừa mở điện thoại lên thì tiếng đầu dây bên kia đã truyền tới, em gái chồng cũ vừa khóc vừa nói.

- Anh trai em bị tai nạn giao thông không qua khỏi, mẹ em sốc quá ngất xỉu và giờ vẫn nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt. Mẹ suốt ngày nhắc đến chị và bé Nhi, chị dẫn cháu tới thăm mẹ được không?

Tôi sững sờ. Tại sao chồng cũ qua đời mà không ai nói với tôi, để tôi đưa con tới đội tang bố nó?

Gương mặt của chồng cũ lại hiện ra trong tâm trí. Lần cuối tôi gặp anh là vào ngày chúng tôi ly hôn. Ngày tôi dẫn con về quê ở, anh nói:

- Sau này thường xuyên đưa bé Nhi tới nhà chơi nhé.

Thế mà trong 3 năm qua, anh ta không hề ghé thăm con, ngay cả sinh nhật của con gái mấy năm nay cũng không đến. Vì thế, khi nghe cô em chồng cũ nói muốn tôi đến giúp đỡ mẹ chồng cũ, tôi chỉ muốn nói thẳng: “Chuyện nhà cô không liên quan gì tới tôi”. Tuy nhiên, nhìn thấy bóng dáng con gái 8 tuổi đang chơi món đồ chơi cũ rích bố nó tặng vào dịp sinh nhật năm xưa, tôi lại không nỡ nói như vậy.

Hôm đó em gái chồng cũ đã gọi điện cho tôi. (Ảnh minh họa)

Hôm đó em gái chồng cũ đã gọi điện cho tôi. (Ảnh minh họa)

9 năm trước, ngày tôi và chồng cũ làm đám cưới, chính mẹ chồng đã đón tôi vào nhà. Giữa bao họ hàng và quan khách, bà nắm tay tôi nghẹn ngào nói:

- Vân à, con thiệt thòi khi lấy chồng xa, nhưng từ nay con hãy xem đây như nhà mình nhé, chúng ta là người một nhà rồi.

Nghĩ lại, "người một nhà" của bà ấy chỉ dành cho gia đình bà, con trai và con gái của bà thì đúng hơn, còn tôi chỉ là một người ngoài.

Tôi làm tài xế xe ôm công nghệ, mỗi ngày chạy xe từ sáng tới tối để kiếm thêm thu nhập cho gia đình, nhưng mẹ chồng lại nói:

- Có đứa con gái nhà đàng hoàng, gia giáo nào mà suốt ngày lang thang ngoài đường tới khuya mới về không?

Đi làm về muộn rồi, mẹ còn luôn “dành phần” việc nhà lại cho tôi, nhưng đồ ăn lại thường quên.

Về chồng cũ, tiền lương mỗi tháng và tiền thưởng cuối năm đều giao cho mẹ chồng giữ. Ấy vậy mà mẹ chồng vẫn bắt tôi đóng thêm một khoản cố định mỗi tháng, với lý do tiền lương của chồng là để nuôi em gái ăn học và tích lũy cho tương lai, còn lương tôi để chi tiêu sinh hoạt hàng ngày.

Đang rong ruổi với những ký ức trong quá khứ, tiếng năn nỉ của em gái chồng cũ trong điện thoại đã kéo tôi về với thực tại. Cuối cùng, tôi đồng ý sẽ đến thăm mẹ chồng cũ, cũng là để dẫn con đến thắp cho bố nén hương.

Mẹ chồng luôn coi tôi như người ngoài. (Ảnh minh họa)

Mẹ chồng luôn coi tôi như người ngoài. (Ảnh minh họa)

Trong phòng chăm sóc đặc biệt, thuốc sát trùng khiến người ta chóng mặt, tôi nắm tay con gái tiến vào phòng bệnh. Mẹ chồng cũ có đủ dây dẫn thở trên người, nhưng vừa thấy chúng tôi vào, đôi tay nhăn nheo của bà liền đưa về phía chúng tôi, miệng không ngừng gọi tên tôi và con gái.

- Thằng Thắng đi rồi…. Nó đi rồi con ơi.

Tôi vô thức lùi lại một bước, nhưng con gái lại vùng khỏi tay tôi, lao tới bên giường:

- Bà nội đừng khóc, bố sẽ biến thành ngôi sao trên trời nhìn chúng ta đấy.

Sau đó, em gái chồng cũ kéo tôi ra hành lang nói chuyện riêng, bảo rằng bác sĩ nói mẹ chồng cũ phải mổ gấp và còn thiếu tiền cọc. Em nói chưa dứt lời, con gái tôi đã từ trong phòng bệnh chạy ra, trên tay cầm một cuốn sổ tiết kiệm đưa cho tôi:

- Mẹ ơi! Con thấy bà nội có cái này dưới gối!

Em gái chồng cũ mặt tái xanh, vươn tay muốn giật lấy. Tôi sổ tiết kiệm mở ra, số dư ghi là 400 triệu, thừa đủ để bà làm phẫu thuật, vậy mà em còn hỏi tôi. Tôi tức giận đến mức bật cười:

- Hóa ra mẹ con cô gọi tôi đến đây là để giả vờ đáng thương, moi tiền từ tôi à?

Con gái nghiêng đầu hỏi:

- Bà nội không phải nói ghét nhất là dùng tiền của người khác sao? Sao bây giờ bà nội bị bệnh lại để mẹ con trả tiền?

Tôi nắm chặt tay lại. Rõ ràng là bà có tiền, thậm chí đi viện còn không nỡ rời xa cuốn sổ tiết kiệm, vậy mà giờ lại gọi tôi đến trả tiền viện phí. Những nỗi uất ức suốt bao năm qua như nước lũ dâng tràn, nhưng nhìn mẹ chồng cũ đang trên giường bệnh với vẻ mặt xấu hổ, không dám nhìn thẳng vào tôi, tôi lại cảm thấy mọi thứ thật vô nghĩa. 

Tôi đã đưa con gái đi thăm bà nội con bé. (Ảnh minh họa)

Tôi đã đưa con gái đi thăm bà nội con bé. (Ảnh minh họa)

Tôi lấy thẻ ngân hàng đặt lên đầu giường:

- Nếu sổ tiết kiệm của mẹ chưa đến hạn rút nên không nỡ thì con sẽ cho mẹ mượn. Khi nào đáo hạn thì lấy tiền trả con. 

Nhờ khoản tiền của tôi, mẹ chồng được làm phẫu thuật. Ca phẫu thuật thành công và khi tỉnh lại, mẹ chồng như biến thành một người khác, không còn cay nghiệt và hám tiền như trước nữa. Bà đưa cho tôi cuốn sổ tiết kiệm của mình rồi nghẹn ngào:

- Những năm qua là mẹ sai rồi. Mẹ đối xử với con quá đáng như thế mà con vẫn sẵn lòng giúp mẹ. Mẹ xin lỗi con. Con hãy cầm lấy số tiền này đi, coi như là sự bù đắp của mẹ, có được không con? 

Tôi đồng ý, nhận lấy cuốn sổ tiết kiệm đó. Nhìn ánh mắt ấm áp mẹ chồng cũ trao cho con gái tôi, lòng tôi cũng dịu lại. Khoảng khắc đó, mọi thù hận trong quá khứ dường như cũng bị gạt bỏ hết tất thảy....

Hai vợ chồng có 10 triệu lương hưu mỗi tháng, con dâu mang thai đưa 1 danh sách, chúng tôi liền rời đi