3 loại rau “trường thọ” cả thế giới săn lùng, Việt Nam mọc đầy vườn nhưng ít người hái

Đây đều là những loại rau mọc dại ở nước ta nhưng sang nước ngoài thành rau quý đắt đỏ.

Rau sam

Cây rau sam mọc dại trong vườn nhà không ngờ là rau quý, người Trung Quốc gọi là “rau trường thọ”.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết các bộ phận của cây này đều có thể dùng được. Lá cây đem chế biến món ăn. Phần thân, lá, hoa, rễ có thể dùng làm thuốc.

Không phải tới nay công dụng của cây rau sam mới được phát hiện mà ngay từ thời La Mã người ta đã được sử dụng để điều trị các bệnh trĩ, kiết lỵ…

3 loại rau “trường thọ” cả thế giới săn lùng, Việt Nam mọc đầy vườn nhưng ít người hái - 1

Trong y học hiện đại, người ta cũng tìm thấy rất nhiều dưỡng chất trong rau sam như: Sắt, vitamin C, A cùng một số khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là canxi.

Gợi ý món ngon: Rau sam trộn

3 loại rau “trường thọ” cả thế giới săn lùng, Việt Nam mọc đầy vườn nhưng ít người hái - 3

1. Rau sam hái về bạn rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo.

2. Cho rau sam vào nồi nước sôi và chần khoảng 30 giây thì vớt cho vào bát nước lạnh. Bước này sẽ giúp rau giòn ngon và giữ được màu xanh đẹp mắt.

3. Chuẩn bị sốt gồm: 3 thìa tương mè, 3 thìa xì dầu, 1 thìa giấm, ½ thìa dầu mè, 1 thìa nước lọc, mì chính, đường rồi trộn đều lên.

4. Cho rau sam ra đĩa, rưới nước sốt sau đó trộn thật đều để rau ngấm gia vị rồi thưởng thức.

Rau càng cua

Không chỉ có rau sam, một loại rau khác của Việt Nam cũng được ví như rau trường thọ chính là rau càng cua. Nghiên cứu cho thấy, trong rau càng cua có chứa một lượng lớn nước cùng các khoáng chất như sắt, kali, magie, vitamin C, A…

3 loại rau “trường thọ” cả thế giới săn lùng, Việt Nam mọc đầy vườn nhưng ít người hái - 4

Tại một số quốc gia như Philippines, Trung Quốc, Brazil người ta sử dụng rau càng cua như một vị thuốc chữa các bệnh liên quan đến mụn nhọt, sốt rét, đau đầu…

Gợi ý món ngon: Gỏi gà rau càng cua

3 loại rau “trường thọ” cả thế giới săn lùng, Việt Nam mọc đầy vườn nhưng ít người hái - 5

1. Thịt gà luộc chín, xé miếng vừa ăn.

2. Rau càng cua rửa sạch, vớt ra rổ cho ráo nước. Hành tây thái lát ngâm trong nước lạnh có thêm 1 chút nước cốt chanh/giấm ăn. Tỏi ớt băm nhỏ. Rau răm rửa sạch, thái nhỏ.

3. Phần nước trộn gỏi gồm: 1.5 thìa nước cốt chanh, 2 thìa nước mắm, 1.5 thìa đường, 1 thìa nước lọc, tỏi, hành tím, ớt. Dùng thìa khuấy đều lên cho gia vị tan.

4. Cho thịt gà vào tô lớn, thêm 2 thìa nước trộn rồi dùng tay bóp đều để thịt ngấm gia vị. Tiếp đến, bạn cho hành tây, rau càng cua cùng chỗ nước trộn còn lại vào. Trộn tất cả nguyên liệu lên cho ngấm gia vị. Chú ý, không dùng lực quá mạnh vì như thế sẽ khiến cho rau càng cua bị nát, không ngon.

5. Gắp gỏi ra đĩa, thêm chút hành phi, đậu phộng giã nhỏ lên trên là có thể thưởng thức. Vị gỏi giòn ngọt, thanh mát, đậm đà ăn cuốn vô cùng.

Rau dền

Trong Đông y, rau dền có vị ngọt, tính hàn và không độc. Theo y học hiện đại, đây là loại rau giàu dinh dưỡng với hàm lượng sắt cực kỳ cao, là thực phẩm dành cho người mắc bệnh thiếu máu.

Không những thế, các dưỡng chất trong loại rau này còn giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và tốt cho xương khớp nhờ lượng canxi dồi dào.

3 loại rau “trường thọ” cả thế giới săn lùng, Việt Nam mọc đầy vườn nhưng ít người hái - 6

Ở Việt Nam, rau dền mọc ở khắp mọi nơi, rất dễ sống, không cần chăm bón quá cầu kỳ. Người ta cũng dùng nó để chế biến thành nhiều món ăn như: Rau dền xào tỏi, nấu canh, nhúng lẩu…

Gợi ý món ngon: Rau dền xào

3 loại rau “trường thọ” cả thế giới săn lùng, Việt Nam mọc đầy vườn nhưng ít người hái - 7

1. Rau dền nhặt bỏ cuống già, rửa sạch. Tỏi băm nhuyễn.

2. Đun nóng dầu ăn, phi tỏi thật thơm rồi cho rau vào đảo đều tay.

3. Nêm vào đây 1 chút muối, mì chính rồi đảo đều cho ngấm gia vị. Khi rau gần chín, bạn thêm ⅓ chỗ tỏi băm còn lại vào là có thể tắt bếp.

4. Gắp rau dền ra bát rồi thưởng thức khi còn nóng. Lưu ý, các món từ rau xanh nói chung và rau dền nói riêng phải ăn ngay tránh để qua đêm dễ khiến nitrit biến đổi thành nitrat - chất gây ung thư.

Cây mọc dại vô tội vạ được ví là nhân sâm rừng, rất sẵn ở Việt Nam, 200.000đ/kg