Nguy cơ nhiễm khuẩn từ cách bảo quản trứng
Nguy cơ ngộ độc có thể đến từ vi khuẩn Salmonella có trong các sản phẩm động vật, đặc biệt là trứng gia cầm.
Khi gà mái đẻ trứng, trên vỏ trứng có một lớp màng bảo vệ ngăn vi khuẩn xâm nhập. Nhiều người khi mua trứng về vì nghĩ để cho sạch sẽ nên đã cẩn thận rửa trứng và sau đó cho vào hộp và cất vào tủ lạnh. Tuy nhiên, việc làm này lại vô tình làm cho trứng mất đi lớp màng bảo vệ này và trứng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn Salmonella.
Mặt khác việc cất trứng vào hộp để trong tủ lạnh cũng nên cẩn thận khi lấy chúng ra khỏi tủ lạnh vì vỏ trứng có thể bị ngưng tụ do sự thay đổi vị trí và nhiệt độ. Sự ngưng tụ này tạo điều kiện cho vi trùng phát triển.
Rửa trứng sẽ mất lớp màng bảo vệ khiến trứng dễ nhiễm khuẩn.
Cách bảo quản trứng phù hợp
Để giữ trứng ở điều kiện tốt nhất, bạn phải tuân theo một số quy tắc cần thiết như giữ chúng cách xa độ ẩm, ánh sáng và không khí 3 tuần.
Đặt trứng vào hộp và phủ lên một lớp giấy báo dày. Việc này sẽ giúp trứng miễn nhiễm với sự thay đổi nhiệt độ và giữ được chất lượng lâu hơn.
Nhiều lời khuyên khác nhau về việc có nên trữ trứng trong tủ lạnh hay không, câu trả lời rất đơn giản: nếu nhiệt độ dưới 20°C thì không cần thiết. Bạn có thể giữ chúng trong hộp, đậy giấy báo hoặc bọc trứng vào giấy báo để tránh ẩm ướt.
Khi nhiệt độ bên ngoài vượt quá 20°C, bắt buộc phải bảo quản trứng trong tủ lạnh, dưới 8°C. Nếu bạn muốn cất trứng trong tủ lạnh, hãy đặt chúng hướng xuống dưới. Không nên để trứng cùng với trái cây, thịt, cá để tránh lây nhiễm mùi.
Cất trứng vào hộp và tránh xa độ ẩm và nhiệt độ sẽ giúp trứng tươi lâu hơn.
Một vài người cũng có băn khoăn khi đập trứng ra không sử dụng đến lòng trắng hay lòng đỏ và muốn bảo quản nó thì bảo quản cách nào. Các chuyên gia cho rằng lòng đỏ trứng sống có thể được giữ trong tủ lạnh từ 1-2 ngày với điều kiện bạn bảo quản trong hộp kín.
Ngoài ra, bạn cũng có thể cấp đông lòng đỏ trứng và giữ chúng trong tối đa 4 tháng. Để lòng đỏ không bị nổi váng, hãy thêm 0,5g muối hoặc 7g đường. Đặt lòng đỏ vào hộp đựng với màng bọc kín và đậy chặt nắp. Bạn nên ghi chú ngày tháng, số lượng lòng đỏ và chất bảo quản (muối hoặc đường) phía ngoài hộp để dễ dàng chế biến. Để rã đông và sử dụng lòng đỏ trứng trong các công thức nấu ăn ngọt hoặc mặn, hãy đặt chúng trong ngăn mát tủ lạnh hoặc dưới vòi nước lạnh.
Đối với lòng trắng, nếu bạn cất vào hộp kín trong tủ lạnh có thể được sử dụng trong vòng 5 ngày. Bạn cũng có thể tách lòng trắng trứng và cho vào khay đá để cấp đông. Sau đó cho chúng vào túi đông kín hoặc hộp kín. Bạn sẽ sử dụng từ 5 ngày đến 4 tháng. Lòng trắng trứng đã cấp đông nên được nấu chín trong bánh trứng đường, bánh hạnh nhân, bánh sữa chua…
Trứng được bán trên thị trường được coi là trứng tươi. Trứng có thể được tiêu thụ trong vòng 28-30 ngày vẫn được coi là an toàn nếu bảo quản đúng cách. Khi mua trứng trong siêu thị, bạn nên xem ngày tiêu thụ khuyến nghị (DCR) được ghi trên hộp, hoặc in trực tiếp trên vỏ quả trứng. Điều quan trọng là phải bảo quản trứng trong điều kiện tốt để chúng không bị hư hỏng trước thời gian khuyến nghị.